Hiện nay trên một số phương tiện truyền thông như tik tok, facebook, website, có xuất hiện một số website giả mạo công ty cổ phần quốc tế tic để đi lừa đảo và dụ dỗ người lao động đi các thị trường châu âu châu á nhằm chiếm đoạt tài sản. Những trang này thường có lượt theo dõi rất ít và thường không có lượt tương tác, lập tài khoản rác số điện thoại lậu ( không đăng ký chính chủ ) trên zalo để chạy quảng cáo, mượn một số hình ảnh và giấy phép của công ty mà chưa được sự cho phép của ban lãnh đạo công ty.
Ứng dụng hoặc đường link đáng ngờ
Sau khi đã lấy được lòng tin, nhà tuyển dụng cung cấp link được mạo danh là của Shopee hay các sàn thương mại điện tử uy tín khác.
Ứng viên có thể phải tải app hoặc truy cập đường link để đăng ký tài khoản. Tại bước này, nạn nhân có thể phải điền các thông tin không cần thiết như số điện thoại người thân, số căn cước công dân, sổ hộ khẩu... Thông tin cá nhân được chuyển về tay kẻ xấu, có thể bị đánh cắp và gây rắc rối về sau này.
Như trong bức ảnh trên, đối tượng sử dụng đường link rút gọn của jii.li - một trang web cho phép rút ngắn links, có chứa tên miền Shopee để tạo độ uy tín https://jii.li/ShopeeAffiliate. Nếu tìm hiểu một chút, trang web chính thức của Shopee Affiliate là https://affiliate.shopee.vn/.
Đối với những trang web mà kẻ xấu đưa, bạn không nên truy cập ngay lập tức mà nên tìm hiểu lại website chính thức của công ty là gì. Kẻ xấu thường thêm các ký tự vào tên miền, không những vậy chúng còn sao chép logo, hình ảnh y hệt bản gốc nhằm đánh lừa những “con mồi” nhẹ dạ.
Tìm trọ trên mạng mà cũng bị … lừa tiền
Theo phản ánh của N.Q.Đại - sinh viên năm nhất trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, cậu đã từng trải nghiệm quá trình đội lốt cho thuê nhà trọ để tuyển cộng tác viên chốt đơn Shopee.
Vào đợt đầu năm học, Đại đã chủ động tìm kiếm nhà trọ trên các trang hội nhóm Facebook. Một đối tượng tiếp cận cậu và nhiều sinh viên khác bằng thông tin về khu nhà trọ giá rẻ đầy đủ tiện ích.
Khi thu hút được sự chú ý, đối tượng thay vì cho thuê phòng ở lại giới thiệu công việc cộng tác viên chốt đơn ảo. Chúng bày sự cám dỗ cho các nạn nhân về mức lương khủng, thời gian làm việc linh hoạt, có thể làm mọi lúc mọi nơi.
Các đối tượng thường đánh vào tâm lý khao khát kiếm tiền phụ đỡ bố mẹ, có tiền sinh hoạt phí cải thiện cuộc sống. Những mong ước chân chính bị lợi dụng để các nạn nhân sa vào mất trắng hoặc nợ nần.
Quay trở lại trường hợp của Đại, có thể thấy kẻ lừa đảo thường chọn các thời điểm nóng (sau khi có điểm thi đại học, những đợt tìm trọ tăng cao,...) để đăng bài trên các hội nhóm. Giá phòng rẻ đến bất ngờ. Ảnh và các thông tin liên quan thường không đáng tin cậy hoặc lấy từ người khác.
Thủ đoạn lừa đảo đa dạng không chỉ dừng ở nhà trọ, cần lưu ý rằng chúng còn bày ra các cách khác như bán combo du lịch giá rẻ, “chủ động nhắn tin để nhận tư vấn miễn phí về các vấn đề bạn gặp phải”... để người đọc tự chủ động tìm đến.
Công việc chốt đơn Shopee có lừa đảo không?
Vậy, với những bằng chứng trên thì công việc chốt đơn shopee có lừa đảo không? Phía đại diện của Shopee đã khẳng định rằng không có chương trình tuyển dụng công việc chốt đơn Shopee. Đồng thời, sàn TMĐT này cũng đã cảnh báo người dùng về phương thức tuyển dụng nêu trên. Theo Shopee, các tin tuyển dụng CTV chốt đơn hàng trên mạng xã hội là giả mạo. Mục đích của các đối tượng lừa đảo là chiếm đoạt tiền của người tham gia. Người dùng cần tỉnh táo trước các chiêu trò lừa đảo này và cần kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin trước khi tham gia bất kỳ chương trình tuyển dụng nào.
Nguồn ảnh: [Cảnh báo lừa đảo] Tránh sập bẫy trước tin nhắn/bài đăng mạo danh Shopee tuyển dụng
Thận trọng với những mức lương phá giá thị trường
Đề cao cảnh giác với những công việc đơn giản, dễ làm với chỉ vài bước nhanh gọn. Nên đặt ra nghi ngờ về mức lương cao gấp hai, gấp ba lần một nhà tuyển dụng thường sẽ trả cho vị trí đó. Bạn cần chuẩn bị một cái đầu lạnh cho quyết định phán đoán, tìm hiểu kỹ trước khi nhận bất cứ công việc nào.
Nhanh chóng trở thành Cộng tác viên
Ứng viên nhận được JD công việc sơ sài, gần như không có gì, phần lớn nhấn mạnh vào “việc nhẹ lương cao”. Theo các “nhà tuyển dụng”, họ không yêu cầu kinh nghiệm, bằng cấp, giới tính, không bắt buộc về thời gian làm việc. Công việc đơn giản và chỉ với vài bước nhanh gọn, tiện lợi, hầu như ai ở bất cứ ngành nghề nào cũng có thể làm được.
Thay vì tổ chức buổi phỏng vấn, gặp mặt chuyên nghiệp nhằm trao đổi trực tiếp giữa nhà tuyển dụng và ứng viên, các cá nhân chỉ cần làm vài bước theo hướng dẫn là có thể thực hiện ngay nhiệm vụ online mà không cần bất cứ cuộc gặp gỡ nào.
Xác thực thông tin của người tuyển dụng
Đối với các công việc được lan tràn khắp trên mạng, bạn không nên dễ dàng tin tưởng bất cứ ai tự xưng là nhân viên. Đề cao cảnh giác, thận trọng, vì cách tiếp cận nạn nhân của kẻ lừa đảo ngày càng đa dạng, tinh vi.
Bạn có thể chủ động yêu cầu và tìm hiểu thêm về độ uy tín. Đừng ngại trong việc hỏi rõ về email nhận việc, trang web chính thức, môi trường làm việc, địa chỉ công ty. Các công ty thường cung cấp minh bạch, chi tiết yêu cầu ứng viên tuyển dụng. Đặc biệt, công ty lớn và uy tín thường phỏng vấn kỹ càng hoặc ứng viên phải trải qua nhiều vòng loại, cho dù đó là vị trí Cộng tác viên online, thực tập sinh.
Nếu thông tin không phù hợp hoặc câu trả lời có sự mập mờ, không rõ ràng, bạn cần ngừng lại, không nên đưa bất cứ thông tin cá nhân nào cho "nhà tuyển dụng".
Thao túng tâm lý nhằm chiếm đoạt tài sản
Khi cộng tác viên thực hiện xong một đến hai nhiệm vụ đầu, số tiền sẵn có trong tài khoản hết. Trong khi nhiệm vụ vẫn còn dang dở, “nhà tuyển dụng” yêu cầu nạp thêm. Do đã có sự tin tưởng nhất định vào người hướng dẫn mình, nạn nhân mạnh dạn sử dụng tiền cá nhân để cố gắng thực hiện nốt các đơn hàng còn lại.
Nạn nhân nhận ra những đơn hàng sau có giá trị cao hơn nhiều so với các đơn đầu tiên như xe máy, tủ lạnh... một số tiền lớn cần phải bỏ ra. Nếu ứng viên có dấu hiệu nghi ngờ hoặc muốn dừng lại, sự xuất hiện mang tính chất trấn an từ “một người đã từng làm nhiệm vụ giống bạn” - thực chất là người cùng tổ chức lừa đảo. Người này không ngừng động viên, bằng những lời lẽ xây dựng tương lai tốt đẹp giống họ khi bạn kiên trì hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Thậm chí, người an ủi còn nhắn tin cảm ơn các nhân viên công ty đã tạo điều kiện giúp mình có mức thu nhập mơ ước. Đáng lưu ý, đây có thể là tài khoản ảo, một trong những chiêu trò “nhà tuyển dụng” sử dụng thao túng “con mồi”.
Đến bước cuối, khi đã hoàn thành hết gói nhiệm vụ, đáng lẽ ứng viên được nhận lại khoản tiền công hấp dẫn như đã được hứa hẹn. Nhưng nạn nhân vẫn không rút được tiền, với lý do đi kèm “hệ thống lỗi không nhận được tiền”, “bạn đã nạp sai lệnh, không thực hiện hết nhiệm vụ, cần phải nạp tiếp”, hoặc “bạn thực hiện nhiệm vụ quá chậm gây tổn thất cho công ty”. Có thể những “lỗi” này không phải đến từ bạn, các “nhà tuyển dụng” vẫn dựng đủ nguyên cớ cho mọi sự trừng phạt là hợp lý. Họ sẵn sàng tặng kèm lời đe dọa “không hoàn thành tất cả các nhiệm vụ trong ngày sẽ không được nhận thưởng, thậm chí không được rút tiền mình đã nạp”.
Mặc dù nhận thấy những dấu hiệu bất thường, nạn nhân thường chấp nhận đâm lao phải theo lao, thực hiện nốt yêu cầu trong sự hồ nghi và tâm lý “được ăn cả, ngã về không”.
Vấn đề ở đây là mọi chuyện chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, kẻ xấu tạo sức ép, vừa đấm vừa xoa, không ngừng thúc bách và khuyến khích. Ứng viên có rất ít thời gian suy nghĩ kỹ lưỡng cân nhắc đúng sai. Họ lâm vào thế bí trong lựa chọn bế tắc: khi không muốn mất một khoản tiền, ứng viên có nguy cơ bị mất thêm một khoản nữa, có thể lớn hơn, để lại hậu quả nghiêm trọng hơn.
Dưới áp lực vừa khuyến khích vừa đe dọa từ “nhà tuyển dụng”, nạn nhân nhanh chóng rơi vào con đường càng ngày càng nạp nhiều, chơi đến tận cùng “cho đến hết tất cả nhiệm vụ là xong”. Khi bị phát giác ra hoặc thấy không thể kiếm thêm được nữa, “nhà tuyển dụng” nhanh chóng biến mất, thậm chí block thẳng tay, chặn mọi liên lạc và tiền bạc của cải nạn nhân bị ôm đi mất.
Giờ đây, ứng viên mới té ngửa ra mình là nạn nhân của một vụ chiếm đoạt tài sản dựa trên những chiêu trò thao túng tâm lý.