Hồ sơ đi Nhật là những thủ tục bắt buộc và không thể thiếu của người lao động khi đăng ký đơn hàng XKLĐ Nhật Bản.
Căn cước công dân / chứng minh nhân dân
Khi làm hồ sơ cần nộp 03 bản căn cước công dân ( CCCD ) / chứng minh nhân dân (CMND ) photo công chứng của cả bố mẹ và sinh viên. Thông tin trên CCCD/CMND phải có đầy đủ số CMND, đang còn nhìn rõ, họ tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh, nguyên quán, nơi đăng kí thường trú, đặc điểm nhận dạng, ngày cấp ( không được quá 15 năm tính đến thời điểm làm hồ sơ ).
Thường là sẽ làm theo form mẫu của trường đại học bên Nhật. Sơ yếu lý lịch, còn được gọi là CV , mô tả chi tiết về quá trình học vấn, kinh nghiệm làm việc và các thành tựu cá nhân của sinh viên. Mẫu form bạn điền gồm 2 thứ tiếng là Nhật và Anh, nếu bạn chưa thành thạo tiếng Nhật thì có thể viết theo form tiếng Anh. Lưu ý rằng mọi thông tin bạn khai trong sơ yếu lý lịch đều phải khớp với mọi giấy tờ trong hồ sơ du học Nhật.
Cũng như các giấy tờ khác, khi làm hồ sơ du học Nhật bạn cần có ảnh thẻ để phía nhà trường và Cục quản lý xuất nhập cảnh nhận diện và xác thực. Yêu cầu ảnh thẻ nên là ảnh chân dung rõ ràng, góc chụp chính diện, mặc áo trắng, đầu tóc gọn gàng. Yêu cầu ảnh gồm ảnh 3x4 ( 20 chiếc ), 4x6 (10 chiếc ) và 4.5x4.5 ( 02 chiếc ). Bạn nên in nhiều ảnh hơn số lượng yêu cầu để phòng khi có gặp sự cố sẽ có ảnh dự trữ.
Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ du học Nhật Bản, việc nộp bằng tốt nghiệp phụ thuộc vào trình độ học vấn của sinh viên. Đối với sinh viên học hết cấp 3, chỉ cần nộp bằng tốt nghiệp THPT. Còn đối với sinh viên tốt nghiệp từ các trường trung cấp, cao đẳng hoặc đại học, việc nộp bằng tốt nghiệp theo bậc học cao nhất mà sinh viên đã đạt được là bắt buộc.
Nếu sinh viên vừa mới tốt nghiệp và chưa nhận được bằng tốt nghiệp chính thức, giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời có thể được nộp để thay thế. Bằng tốt nghiệp đảm bảo có đầy đủ dấu, chữ ký, và các thông tin được trình bày rõ ràng, chính xác trên bản sao. Đồng thời, không được phép tẩy xóa hoặc chỉnh sửa bất kỳ thông tin nào trên này. Đối với giấy chứng nhận tạm thời, cần ghi đủ số giấy chứng nhận, có chữ ký của học sinh, chữ ký của hiệu trưởng và dấu của nhà trường.
Việc tuân thủ các yêu cầu này không chỉ giúp bảo đảm tính chính xác và hợp lệ của hồ sơ, mà còn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sinh viên trong quá trình xét duyệt và đánh giá của nhà trường tại Nhật Bản.
Sinh viên tốt nghiệp THPT thì cần nộp học bạ, đối với trình độ trung cấp trở lên thì yêu cầu nộp bảng điểm. Học bạ trang bìa cần có dấu tròn của nhà trường hoặc Sở GD&DT tỉnh bạn học theo học. Tất cả các trang đều ghi đầy đủ thông tin họ tên, lớp, khối theo học, chữ ký của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn. Bảng điểm 3 năm học phải có chữ ký xác thực của nhà trường. Mỗi năm học đều có nhận xét của giáo viên chủ nhiệm và ký xác thực với ban giám hiệu và có dấu giáp lai. Trong trường hợp sửa xóa thì cần xin nhà trường đóng dấu phần bị sửa.
Trước khi làm hồ sơ du học Nhật Bản, bạn cần có chứng chỉ tiếng Nhật của các trung tâm Nhật ngữ, tối thiểu trình độ N5 trở lên. Trong trường hợp mà bạn chưa kịp có chứng chỉ kịp nộp hồ sơ thì có thể xin nộp bản giấy báo dự thi photo trước, sau đó sẽ nộp bổ sung chứng chỉ sau.
Trong đơn xin nhập học để làm hồ sơ du học Nhật, bạn phải cung cấp thông tin như tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, thông tin liên lạc và thông tin về trình độ học vấn. Ngoài ra, đơn này cũng yêu cầu sinh viên chọn chương trình học mong muốn tham gia, có thể là chương trình đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ.
Đơn sẽ xin theo form của trường đại học cung cấp, cũng là nơi giải thích lý do tại sao sinh viên muốn theo học tại trường đó và tại sao họ chọn ngành học này. Trong phần này,bạn có thể mô tả về mục tiêu nghề nghiệp, sở thích cá nhân, hoặc những kế hoạch tương lai mà bạn hy vọng đạt được thông qua việc du học tại Nhật Bản.
Đơn xin nhập học thường là cơ hội để sinh viên thể hiện cá tính và khả năng giao tiếp của mình. Do đó, việc viết đơn cần phải cẩn thận và chính xác, tránh sai sót ngữ pháp để thể hiện sự nghiêm túc của mình đối với việc học tập và sự nghiệp tương lai.
Năm 2024, hồ sơ đi Nhật gồm những gì?
Để hoàn tất các thủ tục và sớm xuất cảnh sang Nhật làm việc, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết theo hướng dẫn của công ty XKLĐ. Đối với hồ sơ đi xuất khẩu Nhật Bản 2024, hầu hết các công ty XKLĐ sẽ yêu cầu người lao động chuẩn bị giấy tờ theo 2 giai đoạn: trước khi trúng tuyển đơn hàng và sau khi trúng tuyển đơn hàng. Cụ thể như sau:
Chi phí làm hồ sơ đi XKLĐ Nhật Bản
– Chi phí photo, mua túi hồ sơ: 40,000 VNĐ
– Chi phí xin dấu xác nhận, công chứng của ủy ban xã/ phường: 50,000 VNĐ
– Phí khám sức khỏe tại bệnh viện được cấp phép: 700,000 VNĐ
– Phí chụp ảnh thẻ là 100,000 VNĐ. ( Chú ý: Để đảm bảo đủ số lượng ảnh, chất lượng ảnh, các bạn nên chụp ảnh tại công ty ).
– Chi phí xin cấp hộ chiếu: 200.000 VNĐ (Năm mươi nghìn đồng).
– Cấp lại do hộ chiếu bị mất/ hư hỏng: 400.000 VNĐ (Bốn trăm nghìn đồng).Lưu ý:
Khi đi công chứng thì nên công chứng dư thêm 2 – 3 bản để phòng trường hợp bị mất thiếu hụt hoặc có thể sử dụng về sau
Trên đây là những thông tin quan trọng và cần thiết khi làm hồ sơ đi Nhật người lao động cần lưu ý. Tuy nhiên, để hồ sơ đi Nhật đạt yêu cầu bạn nên tìm Công ty phái cử uy tín để tránh mất thời gian và tiền bạc nhé.
Bạn đang làm hồ sơ xuất khẩu lao động Nhật Bản nhưng lại chưa biết hồ sơ đi Nhật gồm những gì? Liệu làm hồ sơ đi xklđ Nhật Bản có quá phức tạp và cần nhiều giấy tờ hay không? Đừng lo, bài viết dưới đây JVNET sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về các loại giấy tờ cũng như hướng dẫn cách làm hồ sơ đi Nhật chi tiết và dễ hiểu nhất cho bạn.
♣ Mặc gì khi chụp ảnh làm hộ chiếu?
Khi bạn chụp ảnh hộ chiếu passport: mặc áo sơ mi có cổ (không quy định về màu sắc hay kiểu dáng).
Tuy nhiên, nên lưu ý lựa chọn những trang phục đơn giản không quá cầu kỳ để thể hiện sự tôn trọng và tránh gây mất điểm.
Lời khuyên: Nên chọn áo sơ mi sáng màu sẽ giúp khuôn mặt bạn trở nên tươi tắn hơn.
Có 2 nền chụp ảnh hồ sơ là màu trắng và xanh dương.
Đối với chụp ảnh hồ sơ đi Nhật bạn nên chọn nền trắng để bức ảnh được đẹp hơn nhé.
Cần 2 ảnh làm hộ chiếu có kích thước 4 x 6cm
Theo quy định của Bộ ngoại giao, ảnh thẻ là ảnh để lộ trán và hai lỗ tai khi chụp hình.
Vì vậy, khi chụp ảnh bạn nên vén tóc gọn gàng sang hai bên.
Người Nhật rất mất thiện cảm với người lao động nhuộm tóc màu, nên khi chụp ảnh thẻ bạn nên để tóc tối màu thể hiện sự tôn trọng.
Một số lưu ý khi chụp ảnh làm hồ sơ đi Nhật:
♣ Tại sao lại hủy đơn hàng đi Nhật?
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến việc hủy đơn hàng đi Nhật:
Thứ nhất: Nguyên nhân từ phía Công ty phái cử
Thứ hai: Nguyên nhân từ phía người lao động
Bước 1: Viết đơn xin hủy hợp đồng đơn hàng đi Nhật
Bước 2: Mang đơn lên Công ty phái cử nơi bạn đăng ký thi đơn hàng nộp
Bước 3: Chờ thông tin phản hồi từ phía Công tý phái cử
Lưu ý: Hợp đồng được giải quyết nhanh hay chậm phụ thuộc vào lý do bạn hủy hợp đồng có chính đáng hay không.