Việc xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang các thị trường quốc tế đòi hỏi tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng và quy định nghiêm ngặt. Các nguyên tắc này được đặt ra nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng tại các quốc gia nhập khẩu. Tham khảo tiêu chuẩn về chất lượng hàng nông sản xuất khẩu sang hai thị trường khó tính nhưng cũng là những khách hàng lớn nhất của nước ta hiện tại: Mỹ và khối châu Âu (EU).
Quy định về an toàn thực phẩm
🔸 Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo EFSA
EFSA (Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu) chịu trách nhiệm đánh giá rủi ro và tư vấn khoa học liên quan đến an toàn thực phẩm trong khối EU. EFSA hoạt động độc lập và công bằng, không phụ thuộc vào các cơ quan lập pháp hay hành pháp của EU. Đồng thời, đây cũng là cơ quan cung cấp tư vấn khoa học độc lập cho chính sách và pháp luật của EU, và truyền thông về nguy cơ liên quan đến chuỗi thực phẩm nói chung và an toàn thực phẩm nói riêng.
Theo EFSA, những nông sản được nhập khẩu vào Châu Âu phải tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, bao gồm việc đánh giá rủi ro và cung cấp dữ liệu khoa học chính xác. Các tiêu chuẩn này đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe con người, động vật và môi trường.
🔸 Quy định của EU về thuốc bảo vệ thực vật và dư lượng tối đa cho phép (MRL)
EU áp dụng MRLs nhằm bảo vệ sức khỏe và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, giảm nguy cơ gây hại từ các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời, MRLs cũng hướng đến bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học bằng cách hạn chế sử dụng quá mức các chất có nguy cơ cao. Điều này giúp thúc đẩy thương mại an toàn và minh bạch, cũng như tạo điều kiện cạnh tranh công bằng cho các nhà sản xuất và xuất khẩu nông sản từ các quốc gia nhập khẩu.
Các nhà sản xuất nông sản ở Việt Nam phải đảm bảo rằng hàng nông sản xuất khẩu tuân thủ các giới hạn MRLs được quy định để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng ở EU. Để đáp ứng tiêu chuẩn này, cần thực hiện quản lý và kiểm soát nghiêm ngặt quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và tuân thủ các quy định về thời gian chờ. Việc tuân thủ các quy định này là cực kỳ quan trọng để đảm bảo rằng các sản phẩm nông sản của Việt Nam vẫn được chấp nhận và xuất khẩu vào thị trường EU một cách liền mạch.
Có nhiều loại thuốc chưa được phê duyệt hoặc đã bị rút phê duyệt tại EU nhưng vẫn được phép sử dụng hợp pháp tại Việt Nam. Các loại thuốc này không nên sử dụng cho mục đích bảo vệ thực vật và không cho phép nhiễm trên sản phẩm sẽ xuất khẩu sang EU.
Bối cảnh về yêu cầu an toàn thực phẩm ngày nay.
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, người tiêu dùng không chỉ còn quan tâm đến vị ngon thực phẩm mà còn quan tâm đến thực phẩm họ đang dùng có an toàn cho sức khỏe của họ không? có chứa những chất ảnh hưởng đến sức khỏe của họ không? có hợp vệ sinh không?...
Xu hướng đang trở nên phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đặc biệt là trong thị trường thương mại tự do như ngày nay, đển đáp ứng nhu cầu về thực phẩm ngày cao, cũng như sự cạnh tranh khốc liêt, ngành công nghiệp thực phẩm đã tập trung vào phát triển nhiều phương cách khác nhau để phát triển những sản phẩm mới, tăng năng xuất, làm cho sản phẩm không chỉ ngon mà đẹp hơn,... ví dụ như là ứng dụng công nghệ biến đổi gen (GMO). Phải thừa nhận rằng, những thay đổi đó giúp đáp ứng nhu cầu xã hội tốt hơn nhưng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, sức khoẻ và an toàn thực phẩm.
Ngày nay người tiêu dùng ngày càng trở nên hiểu biết hơn, được thông tin tốt hơn và rất quan tâm đến an toàn thực phẩm. Cho dù là về vấn đề giá trị dinh dưỡng, hay thực phẩm biển đổi gen, hay ô nhiễm thực phẩm, người tiêu dùng ngày càng biết nhiều hơn đến những vấn đề này. Điều này rất khác với quá khứ khi mà mối bận tâm của người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất chỉ là việc đóng gói, trình bày, mùi vị, màu sắc, thành phần và tất nhiên là giá cả. Vấn đề sức khoẻ và an toàn thực phẩm đang ngày càng trở nên phức tạp và vì vậy ngày càng có nhiều những tiêu chuẩn quy định về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó có thể kể đến các chuẩn như là GMP, HACCP, BRC, ISO 22000, Global Gap, ...
- GMP: Nguyên tắc thực hành sản xuất tốt
Thực hành sản xuất tốt (GMP) là các thực hành bắt buộc để tuân theo các hướng dẫn được khuyến nghị bởi các cơ quan kiểm soát việc cấp phép và cấp phép sản xuất và kinh doanh thực phẩm & đồ uống, mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng, và thiết bị y tế.
Tiêu chuẩn về Khai báo hải quan
Sau khi được APHIS và FDA thực hiện kiểm dịch nông sản, các doanh nghiệp xuất khẩu cần hoàn tất các thủ tục khai báo hải quan. Điều này bao gồm việc xác định và khai báo chính xác số lượng, giá trị, kiểu dáng và nước xuất xứ của hàng hóa, cùng với việc thanh toán các loại thuế cần thiết tại cảng nhập khẩu.
Để đẩy nhanh thời gian xử lý ở cửa khẩu, doanh nghiệp có thể hoàn tất một số thủ tục hải quan trước khi vận chuyển hàng, ví dụ như khai báo trước chứng từ nhập khẩu thông qua Dịch vụ Quốc tế của APHIS, bao gồm giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
Tiêu chuẩn về Chất lượng thương mại và ghi nhãn mác
🔸 Phẩm cấp theo tiêu chuẩn USDA
Tất cả nông sản nhập khẩu vào Mỹ phải đạt phẩm cấp theo tiêu chuẩn của Ban Thị Trường thuộc Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Các tiêu chuẩn này bao gồm:
Chất lượng: Nông sản phải đảm bảo các tiêu chí về độ tươi, màu sắc, kích thước và không có các khuyết tật như hư hỏng, sâu bệnh.
Kích thước: Các hàng nông sản xuất khẩu cùng loại cần đáp ứng yêu cầu về kích thước tối thiểu và tối đa để đảm bảo tính đồng đều.
Màu sắc: Màu sắc của nông sản phải phù hợp với tiêu chuẩn đã định, không bị biến màu hay lẫn màu khác thường.
Độ tươi: Nông sản phải được bảo quản và vận chuyển sao cho giữ được độ tươi mới đến tay người tiêu dùng.
Chi tiết về các yêu cầu phẩm cấp và chất lượng từng loại nông sản nhập khẩu theo USDA, bạn có thể liên hệ tư vấn tại USDA Specialty Crops Program.
🔸 Ghi nhãn về nước xuất xứ (COOL)
Để đưa hàng thuận lợi và hợp pháp vào Mỹ, nông sản xuất khẩu cần đáp ứng yêu cầu từ Đạo luật Trang trại (Farm Bill) năm 2002. Quy định này bắt buộc nông sản phải được ghi nhãn về nước xuất xứ (COOL). Quy định này yêu cầu tên nước xuất xứ phải được ghi rõ trên nhãn của một số mặt hàng nông sản. Điều này không chỉ giúp người tiêu dùng biết được nguồn gốc của sản phẩm mà còn hỗ trợ việc truy xuất nguồn gốc khi có vấn đề an toàn thực phẩm xảy ra. Thông tin chi tiết về chương trình này, bạn có thể tìm đọc đầy đủ tại USDA COOL.
Điểm khác biệt giữa GMP, HACCP, BRC, IFS và ISO 22000 là gì?
Xem thêm công bố chất lượng thực phẩm tại TP.HCM
Thực trạng áp dụng tiêu chuẩn chất lượng vào viên nén gỗ
Hiện nay mặt hàng viên nén gỗ được sử dụng ở nhiều quốc gia tạo nên cơ hội cho các nhà sản xuất Việt phát triển lâu dài mặt hàng này. Nguồn nguyên liệu gỗ hiện nay tại Việt Nam là sử dụng nguyên liệu gỗ được chứng nhận FSC-CW (Controlled Wood, gỗ có kiểm soát), loại nguyên liệu gỗ có kiểm soát này có thể có tương đối dễ dàng tại Việt Nam thông qua việc doanh nghiệp sản xuất xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn FSC-CoC/CW.
Ngoài ra ngày càng nhiều các Doanh Nghiệp sản xuất viên nén gỗ tại Việt Nam tập trung xây dựng chứng nhận FSC/COC cho sản phẩm của mình để tìm kiếm và mở rộng thị trường nước ngoài. Tuy nhiên bên bạn công nghệ hiện đại sản xuất thì nguồn cung cấp nguyên liệu cần được minh bạch theo FSC-CW