Sau khi đã vượt qua kì thi sát hạch lái xe ô tô thì đa phần các học viên đều rất nôn nóng muốn cầm tấm bằng b1 trong tay để khoe với bạn bè và phục vụ nhu cầu đi lại của bản thân. Vậy thời gian cấp bằng lái xe B1 hay GPLX b1 trong bao nhiêu lâu ? Có dịch vụ chuyển phát bằng về tận nhà hay không? Mời các bạn hãy đọc bài viết sau sẽ có đầy đủ giải đáp rất rõ ràng về thời gian cấp bằng lái xe b1 sau khi thi sát hạch lái xe xong nhé !
Thời gian cấp bằng lái xe b1 là bao lâu ?
Sau khi đã vượt qua được kỳ thi sát hạch lái xe do Sở GTVT tổ chức thì hẳn là bạn rất nôn nóng muốn sở hữu tấm bằng trên tay để có thể khoe với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp và sử dụng tham gia giao thông. Vậy thời gian cấp bằng lái xe b1 là bao lâu ?
Cụ thể thời gian cấp bằng lái xe b1 theo quy định của Sở GTVT là bạn sẽ nhận bằng là sau: 10 -15 ngày hành chính. Tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ tuy nhiên không vượt quá 20 ngày.
- Khi đến nhận bằng lái xe của mình thì bạn sẽ phải mang theo giấy hẹn và CMT/CCCD để kiểm tra khi lấy bằng và trong thời điểm dịch covid 19 đang diễn biến phực tạp thì bạn buộc phải khai báo y tế và sử dụng các biện pháp 5k phòng tránh covid cho cộng đồng.
- Để đảm bảo an toàn cho mọi người thì trong lúc đóng lệ phí cấp bằng thì bạn nên đăng ký gửi bằng về nhà theo địa chỉ bạn khai báo.
Học lái xe ô tô B1 bao nhiêu tiền?
Mức thu học phí lái xe ô tô B1 theo khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT quy định như sau:
Theo đó, học phí học lái xe ô tô B1 do cơ sở đào tạo lái xe quyết định. Do đó, tùy thuộc vào cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên của từng trung tâm học bằng lái xe mà mức phí đưa ra sẽ là cao thấp khác nhau.
Hồ sơ thi lái xe ô tô B1 lần đầu gồm giấy tờ gì?
Hồ sơ thi lái xe ô tô B1 lần đầu quy định ở Điều 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, điểm a khoản 1 Điều 12 Thông tư 05/2023/TT-BGTVT quy định như sau:
Như vậy, hồ sơ dự thi lái xe ô tô B1 lần đầu do cơ sở đào tạo lái xe lập từ giấy tờ đăng ký học lái xe ban đầu của học viên. Sau đó gửi trực tiếp cho Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu.
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn (với người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu còn hạn (với người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
- Bản sao hộ chiếu còn hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài.
- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
- Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người dự sát hạch lái xe hạng B1.
- Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch.
Thời gian học lái xe ô tô B1 mất bao lâu?
Thời gian học lái xe ô tô B1 quy định ở điểm a khoản 1 Điều 13 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
Theo đó, thời gian học lái xe ô tô B1 tại các trung tâm đào tạo lái xe hạng B1 được quy định như sau:
- Xe số tự động: 476 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 340);
- Xe số cơ khí (số sàn): 556 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 420);
Chi tiết chương trình học lái xe B1 được hướng dẫn cụ thể tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 04/2022/TT-BGTVT.
Chi phí học lái xe ô tô B1 (Hình từ Internet)
Tầm quan trọng khi sở hữu bằng lái xe B1
Trong xã hội hiện nay thì việc di chuyển bằng các phương tiện oto đã không còn là vấn đề quá là xa xỉ đối với mọi người dân. Trước kia để sở hữu một chiếc ô tô thì sẽ tốn khá nhiều đến tài chính, vì thế số lượng người sở hữu những tấm bằng lái xe rất ít. Tuy nhiên xã hội phát triển nhân dân ngày càng giàu có thì việc có nhu cầu sở hữu một phương tiện bốn bánh cho cá nhân và gia đình hay đơn giản là một công việc kinh doanh vận tải là điều thiết yếu.
Câu hỏi được đặt ra là sở hữu tấm bằng lái xe loại nào để có thể ít tốn kém nhất mà sử dụng được hiệu quả cao nhất. Trong các loại bằng lái xe phục vụ cho mục đích kinh doanh vận tải hay cá nhân thì bằng lái xe B1 luôn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của mọi học viên bởi tính tiện dụng của nó và chi phí học bằng lái xe b1 khá là mềm so với các tấm bằng khác.
Ngoài ra bất kỳ một phương tiện giao thông nào khi tham gia giao thông đều phải có đầy đủ kỹ năng, kiến thức lái xe an toàn để không gây tai nạn hay vi phạm luật giao thông đường bộ. Đặc biệt là các phương tiện có tải trọng lớn đến rất lớn thì càng phải được đào tạo một các bài bản, kỹ càng. Bởi nếu không thì sẽ gây ra hậu quá rất khó lường cho cả người điều khiển và người tham gia giao thông.
Xem thêm : Chi phí, lệ phí là một trong những điều bạn nên quan tâm trước tiên khi đăng ký học lái xe nói chung và học lái xe b2 nói riêng. Bài viết sau đây sẽ cập nhật chi tiết nhất tổng chi phí, lệ phí học lái xe B2 2022.
Tuy nhiên đối với bằng lái xe hạng B1 thì quy trình không yêu cầu quá cao, bạn chỉ cần chọn một trung tâm đào tạo lái xe uy tín, tham gia học lý thuyết, tham gia học thực hành trực tiếp trên sân tập và sân sát hạch. Lắng nghe các hướng dẫn của giáo viên về các điểm lưu ý khi thi sát hạch và vượt qua nó, sau đó là chờ đợi thời gian cấp bằng b1.
Có thể nói một cách công bằng rằng đối với bằng lái xe máy thì bằng A1,A2 được quan tâm nhiều nhất và ở phân khúc ô tô thì bằng b1 luôn là lựa chọn số một, nhiều người còn ví von rằng GPLX B1 chính là chìa khóa để sở hữu bà vợ thứ 2. Về mặt kiến thức thì khi bạn đã sở hữu GPLX hạng B1 thì bạn đã có một khối lượng kiến thức khổng lồ mà khi tham gia giao thông sẽ không còn bị phạt oan nữa.
Vì thế cho nên khi đủ điều kiện và khả năng thì nên sở hữu ngay cho mình một tấm bằng lái xe b1 ngay và luôn. Sau khi chờ đợi thời gian cấp bằng bằng lái xe b1 thì bạn sẽ được điều khiển các loại phương tiện theo quy định được in ở mặt sau GPLX của mình như : được phép điều khiển các loại phương tiện ô tô đến 9 chỗ ngồi và có tải trọng nhỏ hơn 3.500kg, không được phép tham gia kinh doanh vận tải (taxi, chở giao hàng...)
Theo quy định hiện nay, khi các bạn tham gia vào khóa học lái xe b1 thì sẽ được đào tạo trong vòng 87 ngày hành chính nó sẽ tương ứng khoảng 3-4 tháng. Sau khi trải qua quá trình đào tạo lý thuyết, thực hành, các tình huống thực tế thì sẽ trả qua kỳ thi tốt nghiệp cấp chứng chỉ nghề sơ cấp (chứng chỉ nghề sở cấp: là tiền đề và bắt buộc để tham gia vào kì thi sát hạch). Tiếp đó sẽ trải qua kì thi sát hạch lái xe của Sở GTVT tổ chức với 3 phần chính như sau:
- Sát hạch lý thuyết trên phần mềm bằng các câu trắc nghiệm (Phải đạt 28/30 câu)
- Sát hạch thực hành lái xe trong hình (85/100).
- Sát hạch lái xe trên đường trường (85/100).
Bạn chỉ cần vượt qua 3 phần thi này thì sẽ vào ngay bàn đóng lệ phí để thực hiện nốt phần cuối cùng là nộp 135.000 đồng lệ phí cấp bằng lái xe và sẽ được in giấy hẹn thời gian cấp bằng b1.
Xem thêm :Chứng chỉ bằng lái xe b2 là gì ? Tại sao cần có chứng chỉ bằng lái xe b1 ? Thuật ngữ chứng chỉ lái xe hay bằng lái xe đã không còn quá xa lạ với tất cả chúng ta, nhưng không phải ai cũng hiểu chứng chỉ nghề lái xe là gì, và tại sao cần phải học và thi chứng chỉ nghề!