Nước thánh là nước thông thường được làm phép trong Thánh Lễ hoặc sau đó.[1] Nước thánh được thừa tác viên có chức thánh làm phép. Không có quy định cụ thể liên quan đến việc uống nước thánh; tuy nhiên, nếu nước thánh đã được đựng trong bình lâu ngày rồi thì không nên uống. Nước thánh là một á bí tích, có nghĩa là, nó có liên quan đến một bí tích. Nước thánh được dùng trong cử hành bí tích Rửa Tội.
Kinh doanh Du lịch và khách sạn
Ngành du lịch và khách sạn tập trung vào việc cung cấp dịch vụ du lịch, đi lại và lưu trú. Các doanh nghiệp trong ngành này có thể là các công ty hàng không, khách sạn, công ty du lịch, công ty đặt vé,...
Hộ kinh doanh là một dạng tổ chức kinh doanh nhỏ, thường được điều hành bởi một cá nhân hoặc một gia đình. Hộ kinh doanh không phải là một đơn vị pháp nhân độc lập, mà chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp được coi là một thể thống nhất.
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp. Họ có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của Pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của mình.
Doanh nghiệp nhà nước, còn được gọi là công ty Nhà nước hoặc doanh nghiệp công lập, là một loại hình tổ chức kinh doanh do chính phủ hoặc các cơ quan nhà nước sở hữu và điều hành. Trong mô hình này, nhà nước là chủ sở hữu và có quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp liên doanh là một hình thức hợp tác kinh doanh giữa hai hoặc nhiều tổ chức, công ty hoặc cá nhân độc lập để thành lập và điều hành một doanh nghiệp chung. Trong doanh nghiệp liên doanh, các bên tham gia đóng góp vốn, tài sản, công nghệ, nguồn nhân lực và các nguồn lực khác để chia sẻ lợi ích và rủi ro từ hoạt động kinh doanh chung.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập và sở hữu toàn bộ vốn điều lệ. Các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.
Các mô hình kinh doanh phổ biến
Mô hình kinh doanh B2B (Business-to-Business) là hình thức kinh doanh mà trong đó, các doanh nghiệp tập trung vào việc bán hàng, cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp khác thay vì tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng. Với mô hình này, các giao dịch thường xảy ra giữa các công ty, tổ chức hoặc tổ chức phi lợi nhuận.
Các giao dịch thường có quy mô lớn và liên quan đến các đơn hàng với giá trị lớn. Thông thường, quy trình mua hàng trong mô hình B2B phức tạp hơn và có thể kéo dài trong thời gian dài, đòi hỏi các bước thương thảo, xem xét hợp đồng kỹ lưỡng và chi tiết về cung cấp sản phẩm/ dịch vụ.
Mô hình kinh doanh B2C (Business-to-Consumer) là hình thức kinh doanh mà trong đó, doanh nghiệp tập trung vào việc bán hàng, cung cấp dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Trong mô hình này, các giao dịch thường xảy ra giữa doanh nghiệp và cá nhân.
Với mô hình kinh doanh B2C, sản phẩm/ dịch vụ được tạo ra hoặc cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cá nhân. Các giao dịch thường có quy mô nhỏ hơn và liên quan đến mua sắm trực tuyến hoặc tại các cửa hàng bán lẻ. Thông thường, quy trình mua hàng trong mô hình B2C đơn giản hơn và có thể xảy ra nhanh chóng.
Mô hình kinh doanh C2C (Consumer-to-Consumer) là hình thức kinh doanh mà trong đó người tiêu dùng tương tác và thực hiện giao dịch trực tiếp với nhau thông qua một nền tảng hoặc môi trường trực tuyến. Trong mô hình này, các cá nhân sử dụng nền tảng trung gian để bán/ mua hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ từ nhau.
Với mô hình kinh doanh C2C, người tiêu dùng trở thành cả người bán và người mua. Họ có thể đăng thông tin về sản phẩm/ dịch vụ của mình trên các trang website, ứng dụng di động hoặc các sàn giao dịch thương mại điện tử.
Mô hình kinh doanh C2B (Consumer-to-Business) là hình thức kinh doanh trong đó, người tiêu dùng đóng vai trò là người bán và cung cấp sản phẩm/ dịch vụ cho các doanh nghiệp. Trong mô hình này, người tiêu dùng tạo ra giá trị và các doanh nghiệp mua sản phẩm/ dịch vụ đó từ họ.
Với mô hình kinh doanh này, người tiêu dùng tạo ra giá trị thông qua các hoạt động như viết bài đánh giá sản phẩm, tạo nội dung truyền thông, tham gia khảo sát hoặc cung cấp các dịch vụ chuyên môn. Các doanh nghiệp sau đó tận dụng giá trị này để cải thiện sản phẩm, dịch vụ hoặc chiến lược kinh doanh của mình.
Kinh doanh lĩnh vực Công nghệ thông tin
Các công ty trong lĩnh vực này có thể cung cấp phần mềm, phần cứng, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, lưu trữ đám mây, phân tích dữ liệu, các giải pháp công nghệ thông tin khác,...
Các loại hình kinh doanh phổ biến hiện nay
Kinh doanh dịch vụ có nghĩa là hoạt động kinh doanh không tạo ra hàng hóa hữu hình, mà bán gói dịch vụ cho khách hàng, như kinh doanh spa, sức khỏe, du lịch, tư vấn tâm lý,...
Trong thời đại nhu cầu, kỳ vọng và mức sống của con người ngày càng cao, những doanh nghiệp hoạt động với hình thức kinh doanh này phải trở nên chuyên nghiệp và thấu hiểu tâm lý khách hàng nhất có thể.
Kinh doanh bán lẻ là loại hình kinh doanh phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Hình thức này đưa sản phẩm, hàng hóa từ nhà cung cấp, nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Kinh doanh bán lẻ hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân, mua bán hàng hóa với số lợi nhuận thấp.
Phổ biến nhất phải kể đến như các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, siêu thị, trung tâm thương mại,... Hình thức kinh doanh bán lẻ bao gồm đa dạng các loại sản phẩm. Tùy vào quy mô đó tập trung vào loại sản phẩm nào, ví dụ như cửa hàng bán vật liệu xây dựng hoặc điện thoại/ laptop sẽ khác với một tạp hóa bán tổng hợp nhiều loại hàng.
Kinh doanh sản xuất tức là những doanh nghiệp tạo ra sản phẩm, rồi đưa sản phẩm đó cho các đại lý, nhà phân phối, hoặc cũng có thể bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Chẳng hạn như các công ty thời trang sản xuất các sản phẩm dành cho thương hiệu của mình như Juno, Vascara, hay các doanh nghiệp sản xuất điện thoại như Apple, Samsung,...
Những trường hợp vi phạm trong hoạt động kinh doanh
Căn cứ vào Điều 7 Luật Thương mại năm 2005, thương nhân khi kinh doanh bắt buộc phải đăng ký kinh doanh, trừ hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, buôn bán rong, bán vé số,… Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm tất cả hoạt động của mình theo quy định.
Việc không nộp thuế hoặc nộp thuế không đúng hạn, khai thuế sai lệch là hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Những vi phạm về thuế có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm. Cụ thể, các mức phạt vi phạm hành chính về thuế được quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
Nếu vi phạm nặng đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tù từ 7 năm theo Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017.
Kinh doanh là một quá trình cần thời gian và sự đầu tư kỹ lưỡng, về cả chiến lược, kế hoạch, định hướng phát triển,... Ngày nay, khởi nghiệp đang tạo ra một làn sóng mới và trở thành nền tảng quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều sai lầm dẫn đến việc chật vật, khó khăn, thất bại trên một thị trường biến động như hiện nay. Chính vì vậy, trước khi bắt tay vào triển khai hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần lưu ý:
Nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, bao gồm lĩnh vực hoạt động, đối tượng khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh,... nhằm hiểu rõ hơn về môi trường, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
Xây dựng và nuôi dưỡng đội ngũ nhân viên tài năng, nhiều năng lượng, đồng lòng hướng tới mục tiêu của doanh nghiệp.
Thường xuyên theo dõi thị trường để nhận biết rủi ro, nằm bắt cơ hội, liên tục cải tiến để nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Định kỳ theo dõi, đánh giá, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho phù hợp với sự biến động của thị trường, đảm bảo hiệu quả và thành công của doanh nghiệp.
Thực hiện đúng các chính sách, quy định của pháp luật, nghĩa vụ nộp thuế khi có phát sinh thu nhập, bao gồm:
Lệ phí môn bài: Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu từ tư 10 tỷ đồng trở xuống đóng phí môn bài 2 triệu đồng/ năm. Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu từ trên 10 tỷ đồng cần đóng 3 triệu đồng/ năm. Các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, các tổ chức kinh tế khác là 1 triệu đồng/ năm.
Thuế giá trị gia tăng (VAT): VAT được áp dụng cho các mức 0%, 5%, 10% tùy theo hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế này được tính dựa vào doanh thu của doanh nghiệp trong mỗi năm. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể được áp dụng mức thuế thấp hơn thuế suất quy định trong Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017.