Đứng thứ 9 trong top 10 tổ hợp đền đài đẹp và nổi tiếng nhất khu vực Đông Nam Á, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm. Tới đây bạn sẽ được tìm hiểu về nền văn hóa cổ xưa và lịch sử vùng đất này. Với những thông tin và kinh nghiệm về du lịch Thánh địa Mỹ Sơn của dulichsontra.com dưới đây sẽ giúp bạn có một hành trình thú vị. Tham khảo ngay nhé!
Kinh nghiệm du lịch Thánh địa Mỹ Sơn bằng phương tiện gì?
Đây là phương tiện cực kỳ phù hợp với các bạn học sinh, sinh viên hay những du khách có điều kiện hạn hẹp. Để tới được Thánh địa, bạn bắt tuyến xe bus số 06 từ bến xe trung tâm TP Đà Nẵng, đường Điện Biên Phủ, Lê Duẩn, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Tri Phương, Trưng Nữ Vương, Cách Mạng Tháng Tám, Hòa Cầm,… Cứ cách 30 phút là có một chuyến, giá vé dao động từ 8 – 30k (tùy tuyến).
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng tự túc 2024: Ở Đâu, Ăn Gì, Chơi gì?
Nếu bạn không biết đường và ngại nắng, gió thì có thể bắt taxi từ Đà Nẵng để đi du lịch Thánh địa Mỹ Sơn. Là một địa điểm nổi tiếng nên không có tìm được những hãng taxi với mức giá phải chăng chạy thẳng tới đây như: Taxi Mai Linh, taxi Tiên Sa, Sông Hàn, VinaSun,… Song quảng đưỡng khá xa do đó chi phí sẽ khá cao, trung bình rơi vào khoảng từ 400 – 500k/chiều.
Những du khách đi theo nhóm nếu không muốn bắt taxi thì có thể chọn phương án thuê xe du lịch theo ngày để chủ động về mặt thời gian cũng như có thể kết hợp tham quan thêm nhiều địa điểm khác. Tùy thuộc vào loại xe mà bạn thuê mà sẽ có mức giá khác nhau. Tuy nhiên nhớ đtặ trước nếu đi vào mùa cao điểm vì lượng khách sẽ đông và giá cả cũng phần nào bị nâng lên.
Đối với những bạn không ngại khó, thích đi phượt hay không muốn phụ thuộc vào ai, phương tiện nào thì có thể tự mình di chuyển bằng xe máy. Giá thuê xe máy tại Đà Nẵng cũng khá rẻ, chỉ khoảng 100 – 150k/ngày (tùy loại). Trên đường đi bạn sẽ được tha hồ ngắm cảnh đẹp, hòa mình với mây trời nhưng nhớ kiểm tra xe cẩn thận và đổ đầy xăng để đảm bảo an toàn trên suốt đường đi.
Chắc chắn đây là lựa chọn của không ít du khách, nhất là những người chưa có kinh nghiệm du lịch Thánh địa Mỹ Sơn tự túc. Cách này chi phí khá rẻ và phù hợp với mọi người, khách đi theo nhóm, gia đình. Đi tour sẽ có xe đưa đón tận nơi trong khu vực nội thành Đà Nẵng cả chiều đi và về, hơn nữa còn lo trọn gói vé tham quan, ăn uống,…
Tham khảo thêm tour: Tour Hội An 1 ngày từ Đà Nẵng giá rẻ CHỈ 280k/khách
Chỉ dẫn phương tiện di chuyển, đường đi thánh địa Mỹ Sơn từ Hội An
Cách Hội An khoảng 50km thường du khách tới đây đặc biệt là các bạn trẻ sẽ thuê xe máy, đi taxi tới Thánh địa Mỹ Sơn. Đường đi từ đường Hùng Vương bạn chỉ cần đi dọc theo đường QL1A khoảng 2 giờ đồng hồ là tới nơi rồi nhé. Những ngày đẹp trời chạy xe rong ruổi trên những con đường nhỏ quanh co ở Hội An, thưởng thức một vài món ăn đường phố thì còn gì tuyệt bằng.
Hướng dẫn đường đi đến khu du lịch Thánh địa Mỹ Sơn từ Đà Nẵng
Tùy vào vị trí xuất phát của bạn mà có thể lựa chọn nhiều cung đường khác nhau để tới Thánh địa Mỹ Sơn. Dưới đây là 2 cung đường gợi ý cho bạn tham khảo:
Từ quốc lộ 1, bạn đi theo hướng Nam đến thị trấn Nam Phước khoảng 39 km, sau đó đi theo hướng Tây trên tuyến đường 537 thêm 9 km nữa là tới ga Trà Kiệu. Tại đay bạn chạy thẳng chừng 12 km nữa sẽ gặp ngã ba rồi rẽ trái theo bảng chỉ dần. Đi thêm 9 km nữa là tới Mỹ Sơn. Từ Mỹ Sơn, đi bộ một đoạn đường núi khoảng 200 m, men theo con đường đá dẫn vào khu du tích.
Xuất phát từ cầu vượt Hòa Cầm, quận Cẩm Lệ, bạn đi vào hướng Quốc lộ 14B – đường Nguyễn Trãi. Sau đó rẽ trái và đi thẳng đến bến đò Kiểm Lâm. Đi qua đò rồi đi theo tuyến đường 537 ngược về hướng thị trấn Nam Phước khoảng 1 km sẽ thấy có bảng chỉ dẫn chỉ hướng vào Mỹ Sơn. Bạn chỉ cần di chuyển theo cách hướng dẫn 1 là tới được nơi.
Lưu ý: So với cung đường thứ nhất, cung đường 2 tiết kiệm thời gian hơn khoảng 30 phút nhưng đường đi khá lòng vòng và xấu hơn. Bạn nên cân nhắc để lựa chọn cung đường phù hợp.
Thưởng thức điệu múa Apsara đầy mê hoặc
Du lịch Thánh địa Mỹ Sơn có gì hay? Ngoài chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc cổ, du khách còn được thưởng thức điệu múa Apsara lấy cảm hứng từ các tượng đá sa thạch. Điệu múa này cực kỳ mượt mà, uyển chuyển với tựa đề “linh hồn của đá” nhằm tôn vinh những đường cong của phái đẹp.
Điệu múa Apsara được dùng để biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật của tỉnh và phục vụ cho các đoàn khách du khách khi tới tham quan Thánh địa. Các điệu múa hòa trong tiếng trông Paranưng và tiếng khèn Saranai sôi động, đảm bảo bạn sẽ có cảm giác như lạc vào cùng đất Chăm cổ xưa, không khỏi say đắm.
Tìm hiểu văn hóa Hội An: Cẩm nang khám phá chùa Bà Mụ Hội An – Di tích trăm tuổi
Ghé thăm Bảo tàng tại khu vực Thánh địa
Có thể nhiều người chưa biết nhưng trong quần thể di sản văn hóa thế giới này còn có một bảo tàng nằm sau quầy vé tầm 100 m. Tại đây trưng bày nhiều hiện vật cổ như phù điêu, gạch nói, linga,… mà sau khi tham quan, bạn sẽ hiểu hơn về khảo cổ, lịch sử và nghệ thuật điêu khắc cũng như hoa văn chạm khắc trong tín ngưỡng của người Chăm Pa. Kỹ thuật kiến trúc của người Chăm đã đạt đến đỉnh cao, được trang trí tỉ mỉ, sống động như thật nhằm thể hiện lòng thành kính với thành linh.
+ Giá vé tham quan Thánh địa Mỹ Sơn
Note: Giá vé tham quan Thánh địa đã bao gồm dịch vụ đi xe điện tới khu di tích, tham quan các công trình đền đài và xem các hoạt động biển diễn văn nghệ do chính các nghệ nhân biểu diễn. Nếu có dịp mời bạn ghé thăm Hội An cùng Sơn Trà Travel với tour Hội An 1 ngày từ Đà Nẵng giá rẻ CHỈ 280k/khách
Review tìm hiểu trải nghiệm, tham quan du lịch thánh địa Mỹ Sơn có gì ?
Khám phá bức tranh toàn cảnh về một thời văn hóa tín ngưỡng: 70 ngôi đền đài ban đầu đã bị chiến tranh tàn phá thì đến nay chỉ còn lại hơn 30 công trình. Dưới sự giao thoa và ảnh hưởng mạnh mẽ của Ấn Độ chính vì thế mà toàn bộ ngôi đền đều mang màu sắc của Hindu giáo. Mặt chính quay về hướng Đông, hướng mặt trời mọc được xem là chỗ trú ngụ của thần linh thể hiện lòng tưởng nhớ tổ tiên của các vị vua được phong thần sau khi qua đời. Để đi tham quan và tìm hiểu tường tận về ngôi đền du khách sẽ được nhân viên hướng dẫn chi tiết về 3 khu vực theo một sự bố trí và sắp xếp nhất định. Nổi bật nhất có lẽ là những tòa tháp, ngôi đền có màu gạch nung xếp chồng lên nhau không cần đến chất kết dính nhưng vẫn bền theo thời gian. Cũng như Thành nhà Hồ đây là điều mà đến nay vẫn chưa tìm ra lý giải.
Khu vực A: Khu A là nơi đầu tiên du khách sẽ vào tham quan, hầu như tất cả các tòa tháp đang được trùng tu sau quãng thời gian xuống cấp. Từ đây bạn có thể phóng tầm mắt ra xa và quan sát được gần như toàn bộ cả 3 khu đền tháp.
Khu vực B: Khu B nằm ở ngọn đồi phía Tây gồm 4 tháp trong đó có 3 tháp phụ và 1 tháp chính lớn nhất.
Khu vực C: Nằm ở phía Nam khu đền được đông đảo du khách yêu thích bởi là nơi lưu giữ nhiều hiện vật nhất. Từ các tháp cho đến các tấm bia, văn tự cổ cùng các hiện vật…
+ Tìm hiểu về con đường cổ: Con đường nghìn năm tuổi gắn với bao thăng trầm đã được phát hiện trong quá trình khai quật tháp K bởi một chuyên gia người Ấn. Con đường rộng gần 8m hai bên có tường chạy dọc khi xưa dùng cho vua chúa, hoàng tộc và quan lại đi vào các khu đền trung tâm để cúng tế.
+ Tham quan đền tháp Kalan: Là khu tháp cổ chính mà du khách không nên bỏ lỡ khi tới Mỹ Sơn. Nằm giữa 6 tháp phụ đền Kalan nổi bật với chiều cao 24m là nơi linh thiêng thờ thần Linga và thần Shiva, theo tín ngưỡng Hindu đây là hai vị thần tối cao được tôn kính và thờ tự.
+ Tháp Gopura: Phía trước tháp kalan là tháp Gopura hay còn được biết với cái tên tháp cổng. Nếu phân đa các tháp quay về hướng Đông hướng mặt trời mọc thì hai mở cửa của tòa tháp này lại thông nhau theo hai hướng Đông Tây. Ngoài kiến trúc nổi bật thì check in tháp Gopura lúc hoàng hôn cũng là một trải nghiệm thú vị, dưới ánh chiều tà rực đỏ một góc trời, từng tia nắng còn sót lại xuyên qua những ngọn tháp càng thêm màu sắc huyền bí hơn bao giờ hết.
+ Tháp Mandapa: Ngọn tháp này có lối kiến trúc độc và lạ được xây dựng theo hình ảnh một ngôi nhà dài với tháp cổng, đây được chọn làm nơi đón những vị khách hành hương đến dâng lễ vật.
Những vị khách phương xa đến đây hành hương dâng lễ sẽ dừng chân nghỉ tại tháp Mandapa. Ngôi tháp có hình dáng phỏng theo ngôi nhà dài có tháp cổng với những hoa văn họa tiết được chạm khắc tinh tế dưới bàn tay người nghệ nhân xưa.
+ Mãn nhãn trước điệu múa Apsara: Apsara là một điệu múa truyền thống nhằm tôn vinh những đường cong uyển chuyển và nét đẹp của người phụ nữ Chăm với tựa đề “Linh hồn của đá”. Điệu múa độc đáo được lấy cảm hứng phần lớn từ các bức tượng đá sa thạch điêu khắc Apsara được ví như vũ ddieuj của của tiên nữ dành riêng cho các vị thần. Dưới con mắt nghệ thuật những tay búp măng cong cong, đường cong quyến rũ, trang phục lấp lánh cùng trống Paranưng và tiếng khèn Saranai mà biết bao du khách đã phải siêu lòng.
+ Trải nghiệm không gian lễ hội Katê - Lễ hội truyền thống mang đậm nét Champa: Trong đời sống của người Chăm Katê là một trong những lễ hội quan trọng được tổ chức vào tháng 7 âm lịch. Mỗi năm đến thời gian này người dân trong vùng lại long trọng tổ chức các nghi lễ cúng cầu an, rước nước, kiệu rước lễ phục và Katê… cùng không khí vui nhộn trong tiếng nhạc và điệu múa truyền thống.