Đức Phật Diệt Độ Là Gì

Đức Phật Diệt Độ Là Gì

Vào năm 544 trước Tây lịch, Đức Phật niết bàn ở tuổi 80. Tư thế của Ngài được sử sách tả lại rằng: Ngài nằm giữa hai cây Sala, đầu hướng về phương Bắc, mình nghiêng về bên phải, bàn tay phải ngửa lên lót dưới mặt, tay trái xuôi thẳng theo hông, hơi thở nhẹ nhàng. Một tư thế khoan thai chưa từng thấy.

Phật Thích Ca có phải là Phật Tổ không?

Lời giải đáp đó chỉ là một người. Người có các tên thường gọi như: Phật Tổ, Phật Như Lai, Phật Tổ Như Lai, Tất Đạt Đa Cồ Đàm…

Trong đó Như Lai là một danh hiệu của Phật Thích Ca Mâu Ni. Như vậy Phật Tổ Như Lai, Phật Thích Ca Mâu Ni là một người.

Thảo luận của nhóm Pali Chuyên Đề

Xin kính thỉnh các sư và các cô ,các bác cư sĩ ở đây giúp Phúc Kiến đc hiểu rõ vấn đề thắc mắc sau đây :

Phúc Kiến được biết là đức Phật thuyết pháp bằng ngôn ngữ Magadhi (của xứ Magadha) chứ không phải là ngôn ngữ Pali ,vậy điều đó có đúng không ạ? Và nếu đúng như vậy thì tại sao kinh điển lại ko kết tập bằng ngôn ngữ Magadhii mà lại kết tập bằng ngôn ngữ Pali . Theo Phúc Kiến được biết thì ngôn ngữ Pali thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Aryan ,nó khác hẳn hoàn toàn ngôn ngữ Magadha và đc sử dụng bởi một bộ tộc ít người còn tồn tại đến bây giờ ở Phía Bác xứ Ấn Độ

_ Cuối cùng Phúc Kiến xin đc cám ơn các sư và cô bác đã quan tâm đến thắc mắc của Phúc Kiến. Những thông tin ở trên Phúc Ki én cũng chỉ đọc lại từ những nguồn tài liệu và Phúc Kiến ko còn nhớ những nguồn tài liệu đó tên gì nên ko thể dẫn chứng cho các sư và cô bác, nếu có gì sai sót mong càc sư và cô bác cư sĩ chỉ bảo thêm cho. Xin cám ơn

Vo Trong Phi Đóng góp vài link tiếng Anh gởi bạn. (Mình đang bận nên chưa có thời gian để tìm nhiều hơn):

http://www.britannica.com/EBchecked/topic/439818/Pali-language

http://www.palitext.com/subpages/lan_lite.htm

http://buddhamind.info/leftside/teachings/ti-pi3.htm

Pali language : Introduction — Britannica Online Encyclopedia

sacred language of the Theravāda Buddhist canon, a Middle Indo-Aryan language of north Indian origin. On the whole, Pāli seems closely related to the Old Indo-Aryan Vedic and Sanskrit dialects but is…

Phamj Ngocj Taan Phật thuyết pháp bằng nhiều thứ tiếng mà

Huỳnh Phúc Kiến Chú gì đó ơi ,chú có thể giúp con dịch ra tiếng Việt bài văn trong trang web thứ hai đc ko,con xin cam on chu.

Vo Trong Phi Huỳnh Phúc Kiến nhờ các thành viên khác dịch giúp đi. Lúc này đang rất bận.

Tính Nguyễn Cứ kiên nhẫn đã, không cần phải vội! Cám ơn bạn đã thay mặt mọi người đưa ra câu hỏi lớn! Bấm like ở đây nghĩa là mọi người hoan hỷ, đồng thắc mắc với bạn; để “núp lùm” chờ các bậc thượng thủ khác vào trả lời trước; để nói với bạn rằng: “hãy đợi đấy”! hi hi…

Huỳnh Phúc Kiến Tại cái này nó liên quan đến niềm tin của em nên em mới lên đây hỏi cho rõ ,vì em mắc bệnh hay hoài nghi , hết thuốc chữa rồi ,từ khi đọc đc những thông tin này trên mạng thì mỗi l ần niệm Ân Đức Phật thì nghi ngờ nó lại nổi lên ,chiếm hết tâm trí làm em rất là nhức đầu

Hạnh Trương Cái này phải thỉnh anh Binh Anson giải đáp rồi 🙂

Hiếu Nguyễn Vụ này mình tính đặt câu hỏi lâu rồi. Nhưng sau đó mình cũng phần nào tự tìm được câu trả lời cho riêng mình.

Mình xin gửi tặng bạn Huỳnh Phúc Kiến, và các đạo hữu trên Pali chuyên đề đường link tới luận án tiến sỹ của HT. Thích Minh Châu (người đã dịch những bộ kinh lớn trong Tam Tạng Pali sang tiếng Việt).

http://www.budsas.org/uni/u-sosanh-trung/sosanh00.htm

Dưới đây là 1 trích đoạn hay, (HT. TMC) chỉ ra rằng không phải bản P (Pali) lúc nào cũng là chuẩn nhất:

Điểm qua vai trò của các nhân vật trong 98 kinh được so sánh, ta thấy rõ ràng có một nguồn gốc chung cho cả hai bản C và P, từ đó những nhà kết tập chọn những tài liệu và dữ kiện cho bản kinh của họ, nhưng không thiếu những dị biệt về chi tiết, và điều này hoặc do sự chọn lựa của các nhà kết tập hoặc do đặc điểm của các bộ phái mà họ tiêu biểu.

Như về phương diện nhân vật, trong NC15, kinh C 115, Mật hoàn du,ï nói chính Phật dẫn ví dụ về viên mật; trong kinh P18, nói Tôn giả A Nan dẫn. Trong NC 10, kinh C 99, Khổ ấm, kể một số đông tín đồ ngoại đạo đến gặp các Tỳ-kheo trong giảng đường khi họ đang tụ hội sau bữa ăn trưa. Nhưng trong P13, Đại kinh khổ uẩn, các Tỳ-kheo sau khi vào thành Xá Vệ khất thực, thấy còn sớm nên đi đến trú xứ của các du sĩ và cuộc đàm thoại bắt đầu. Trong NC 26, C184 nói Đại Ca-chiên-diên (Ta-chia-chan-yen) trả lời Tỳ-kheo thiện xảo về luận thuyết (Abhidharma) (sẽ làm sáng chói khu rừng), nhưng theo kinh P32, đó là câu trả lời của Đại Mục-kiền-liên (Mahàmoggallàna) ; trong khi ở kinh C, Đại Mục-kiền-liên trả lời là Tỳ-kheo thiện xảo về thần thông. Như vậy bản C ở đây trung thực và đáng tin cậy hơn, vì Đại Ca-chiên-diên (Mahàkaccàna) nổi tiếng là chuyên môn về luận nghị, Mục-kiền-liên nổi tiếng là chuyên môn về thần thông. Chúng ta trích dẫn ở đây một nhận xét của tiến sĩ Anesaki(71): “Trong kinh P, Gosinga(72), chúng ta thấy nói đến sáu đệ tử của đức Phật; trong bản C tương đương có thêm một người nữa là Ca-chiên-diên (Katyàyana) . Trong cuộc đàm luận giữa những Tỳ-kheo ấy, Mục-kiền-liên ở bản P đóng vai trò một đệ tử tinh thông về các nguyên lý của pháp và phân tích pháp. Trong bản C, vai trò này do Ca-chiên-diên đóng, và Mục-kiền-liên (Maudgalyàyana) là một người nổi tiếng về thần thông. Khi so sánh điều này với những tài năng của các đệ tử như được nói trong kinh Tăng chi bộ (Anguttara) I,14, chúng ta có thể thấy rằng bản C phù hợp với truyền thống chung. Vì như trong kinh Tăng chi I nói, Mục-kiền-liên là người thần thông (iddhimantànam) đệ nhất, Ca-chiên-diên (Kaccàna) là ‘người thiện xảo về nói pháp và phân tích ý nghĩa’ (sankhittena bhàsitassa vitthàrena attham vibhajantànam). Kinh Tăng-nhất-A-hàm (Ekottara) C cũng nói như vậy. Có thể sự khác nhau này chứng tỏ rằng không phải bản P luôn luôn thuần túy và nguyên chất hơn bản C.”

A.M.R.H. : “Đại thừa liên hệ với Tiểu thừa”, N. Dutt.C : Chữ Hán.C.A.P.N…See More

Hiếu Nguyễn Lưu ý thêm: nhưng mà khi không có được vàng mười, thì vàng pha một tý vẫn ngon chán!

Kusalaguṇa Thiện Đức Có nhớ một lần ở đâu đó Đ Đ Indacanda đã thảo luận đề tài này. Để khỏi mất thời gian researchi, thỉnh Đ Đ Indacanda trích dẫn lại để bà con mở rông thêm quan kiến ạ.

– Chúng ta không thực sự biết ĐPhật đã thuyết giảng bằng ngôn ngữ nào, vì ở India có rất nhiều ngôn ngữ hay phương ngữ. Nhiều giả thuyết cho rằng ĐP nói chủ yếu là bằng ngôn ngữ Magandhi, nhưng chính điều này cũng chưa được chứng minh.

– Khi ngài Mahinda sang truyền giáo ở Sri Lanka, ngài dùng ngôn ngữ nào cũng đang trong vòng tranh luận. Chúng ta biết rằng trưởng lão Mahinda là đệ tử ruột của ngài Moggalaputtra, người chủ tọa của kỳ kiết tập Kinh điển lần thứ ba (tại Ấn độ vào Thế kỷ thứ ba BC), thuộc bộ phái Vibhajja vada (không hẳn là Theravada -trưởng lão bộ). Vì nay Phật giáo Theravada trên toàn thế giới bắt nguồn từ Sri Lanka, đặc biệt là phái Maha Vihara ở cố đô Anuradhapura vốn rất mạnh vào nhiều thế kỷ sau công nguyên. Kinh điển của bộ phái này được kiết tập và ghi lại theo trí nhớ của các vị chuyên tụng vào nửa đầu thế kỷ thứ nhât BC (1st BC), nhưng cũng không phải bằng ngôn ngữ Pali, mà bằng ngôn ngữ của người Sinhale (người Sri Lanka bây giờ), vốn là một bộ tộc di cư đến đảo Lanka từ miền Bắc India, họ nói họ vốn cùng dòng dõi Sakya của ĐPhật. (Hãy tham khảo Mahavamsa & Dipa vamsa, hình như sư Indacanda đã dịch và in rồi).

– Mãi đến thế kỷ thứ năm sau Tây lịch, kinh điển (Suttanta & Vinaya) và sớ giải (atthakatha) mới được dich qua tiếng Pali bởi luận sư Buddhaghosa mà cho đến nay cũng chưa xác định được là ngài Buddhaghasa vốn sinh trưởng và xuất gia ở đâu trước khi ngài đến đảo Lanka học với các vị Trưởng lão ở Maha Vihara tại Anuradhapura. Và sau đó vị luận sư này đi về đâu cũng không rõ hành tích, có nhiều giả thuyết nói rằng ngài đến Suvannabhumi (xứ sở của người Mon), nay là phần hạ của Thai Lan và Myanmar.

Karmalaw Net ‎” Chúng ta không thực sự biết ĐPhật đã thuyết giảng bằng ngôn ngữ nào, vì ở India có rất nhiều ngôn ngữ h…ay phương ngữ. Nhiều giả thuyết cho rằng ĐP nói chủ yếu là bằng ngôn ngữ Magandhi, nhưng chính điều này cũng chưa được chứng minh.

– Khi ngài Mahinda sang truyền giáo ở Sri Lanka, ngài dùng ngôn ngữ nào cũng đang trong vòng tranh luận. Chúng ta biết rằng trưởng lão Mahinda là đệ tử ruột của ngài Moggalaputtra, người chủ tọa của kỳ kiết tập Kinh điển lần thứ ba (tại Ấn độ vào Thế kỷ thứ ba BC), thuộc bộ phái Vibhajja vada (không hẳn là Theravada -trưởng lão bộ). Vì nay Phật giáo Theravada trên toàn thế giới bắt nguồn từ Sri Lanka, đặc biệt là phái Maha Vihara ở cố đô Anuradhapura vốn rất mạnh vào nhiều thế kỷ sau công nguyên. Kinh điển của bộ phái này được kiết tập và ghi lại theo trí nhớ của các vị chuyên tụng vào nửa đầu thế kỷ thứ nhât BC (1st BC), nhưng cũng không phải bằng ngôn ngữ Pali, mà bằng ngôn ngữ của người Sinhale (người Sri Lanka bây giờ), vốn là một bộ tộc di cư đến đảo Lanka từ miền Bắc India, họ nói họ vốn cùng dòng dõi Sakya của ĐPhật. (Hãy tham khảo Mahavamsa & Dipa vamsa, hình như sư Indacanda đã dịch và in rồi).

– Mãi đến thế kỷ thứ năm sau Tây lịch, kinh điển (Suttanta & Vinaya) và sớ giải (atthakatha) mới được dich qua tiếng Pali bởi luận sư Buddhaghosa mà cho đến nay cũng chưa xác định được là ngài Buddhaghasa vốn sinh trưởng và xuất gia ở đâu trước khi ngài đến đảo Lanka học với các vị Trưởng lão ở Maha Vihara tại Anuradhapura. Và sau đó vị luận sư này đi về đâu cũng không rõ hành tích, có nhiều giả thuyết nói rằng ngài đến Suvannabhumi (xứ sở của người Mon), nay là phần hạ của Thai Lan và Myanmar.” —> những điều rối rắm này càng làm sáng tỏ một vài điều khác nữa! Cảm ơn sư cô Nguyen Huong, cảm ơn chú Phạm Doãn và Pali Chuyên Đề! Vậy là những suy luận của KN có căn cứ.

Ở đây có một trao đổi khá hay về đề tài này, mọi người có thể tham khảo thêm :

http://pali.nibbanam.com/kosalan.htm

‎4 Wilhelm Geiger. Pāli Literature & Language. Oriental Books Reprint

Hạnh Trương ‎”With these caveats, I have come to the opinion that, if today the Buddha heard Sri Lankan monks (who have the best pronunciation) reciting Pāli, he would recognise at least some of his own words in a slightly different accent. That the Buddha’s actual words can resound to us after 2,400 years is perhaps a romantic notion, but that does not prevent it being the truth.”:D

Pali là gì? Là tên một ngôn ngữ, nó bắt nguồn từ chừ Palibhasa có nghĩa là ngôn ngữ (bhasa) văn bản (pali). Nếu dịch đầy đủ hơn có thể là “văn bản cho việc đọc tụng”. Văn bản là một thể loại đầu tiên của kinh điển Phật giáo được duy trì bởi một truyền thống Phật giáo đặc biệt, điển hình như Phật giáo Theravada. Các văn bản này được các nhà học giả Phật giáo thời kỳ sau này sưu tập lại và phân chia thành Tipitaka (Tam Tạng Kinh Điển). Chúng là cũng được gọi là “Buddhavacana” (những lời dạy của đức Phật). Bởi vì đa số những lời dạy ở trong Tipitaka điều do chính đức Phật thuyết ra. Ngoài ra, chúng còn có một tên gọi khác nữa là “Kinh điển Pali”.

Vậy Pali là loại ngôn ngữ gì? Và nguồn gốc của thuật ngữ Pali xuất phát từ đầu?

Theo truyền thống chú giải các kinh điển Pali được biết như là ngôn ngữ Magadhi thuộc xứ sở Magadha. Magadha là một tên cổ của một vùng đông – bắc. Đức Phật đã dành thời gian tuổi già của mình ở đây sống trong và gần xứ Magadha và Pali là tên ngôn ngữ Magadhi bởi vì mọi người tin rằng Pali là ngôn ngữ mà Đức Phật đã sử dụng để thuyết giảng giáo Pháp của ngài, do đó nó phải được nói xunh quanh ngài. Nhà chú giải kinh điển Budhaghosa (sống vào khoảng thế kỷ thứ 5 Tây lịch) đã viết rằng nếu một đứa trẻ không được nghe một ngôn ngữ nào, khi lớn lên nó sẽ tự động nói tiếng Magadhi (Pali) và tiếng Màgadhi là một loại ngôn ngữ gốc (như vậy, có thể suy ra rằng tất cả các loại ngôn ngữ điều xuất phát từ đó). Nhưng các văn bản trước thời kỳ của nhà chú giải kinh điển Budhaghosa không hề đề cập việc đó. Đặc biệt trong kinh điển Pali, thuật ngữ “Pali” cũng chưa hề xuất hiện lần nào. Các bản này chỉ đề cập đến việc đức Phật sử dụng ngôn ngữ bình dân khi ngài giảng giải giáo pháp, ngoài ra không hề nhắc đến ngôn ngữ Pali. Ngoài ra, các biên niên sử cổ đại của Sri Lanka (Tích Lan) cũng chỉ đề cập lại rằng kinh điển Theravada được viết thành văn bản tại một tự viện thuộc trung tâm của Sri Lanka vào khoảng thế kỷ thứ nhất trước dương lịch trong suốt triều đại của vua Vattagamani Abhaya. Ngôn ngữ kinh điển này tiếp tục bị tác động bởi các nhà chú giải, nhà ngữ pháp và một số ngôn ngữ đia phương nơi mà Phật giáo Theravada có mặt hơn vài thề kỷ. Lối truyền kinh điển Pali bằng khẩu ngôn vẩn còn tiếp tục kéo dài một vài thế kỷ sau khi đức Phật Niết – bàn, thì sau đó kinh điển được duy trình lần đầu bằng chữ viết.

Còn theo các học giả Pali hiên đại thì cho rằng Pali thuộc nhóm ngôn ngữ Ấn – Hằng thuộc thời kỳ trung đại. Nhóm ngôn ngữ này cũng được gọi là Prakrit. Cả hai thuật ngữ “Pali” và “Prakrit” điều có nguồn từ Sanskrit – các nhà ngữ văn học xếp loại ngôn ngữ Sanskrit vào nhóm ngôn ngữ Ấn – Hằng thời kỳ cổ đại. Sanskrit thời kỳ cổ đại này được chia thành Sankrit Cổ Điển (Classical Sanskrit)- loại ngôn ngữ này được hệ thống lại bởi nhà ngữ pháp Panini (vào khoảng thế thứ 4, trước công Tây lịch) và Sanskrit Vệ Đà (Vedic Sanskrit) – ngôn ngữ này có trước Sanskrit Cổ Điển. Sanskrit là một nhánh của hệ ngôn ngữ Ấn – Âu, xuất hiên sớm nhất các đây hơn ba ngàn năm trước và được phát triển về phía đông, trải dài từ vùng đất Anatolia (Thổ Nhỉ Kỳ ngày này) đến bình nguyên sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Ganges). Mặt khác, hệ ngôn ngữ Ân – Âu cũng là tổ tiên của nhiều loại ngôn ngữ hiện đại ngày này. Từ tiếng Sihala và tiếng Bengali ở vùng Đông Nam cho đến tiếng Anh và tiếng Celtic (Xen –tơ) ở vùng Tây –Bắc và thậm chí kể cả nhiều loại ngôn ngữ đã chết khác nữa. Như vậy có thể nói rằng Sanskrit là một trong những loại ngôn ngữ thuộc hệ Ấn Âu phát triển sớm nhất so với các ngôn ngữ khác. Nhưng điều này không có nghĩa rằng Sanskrit là ngôn ngữ phát triển sớm nhất. Ở đây chúng ta cũng cần phân biệt giữa thể loại nói và viết trong ngôn ngữ. Ví các bản văn cổ Sanskrit, như Rgveda có lẽ đã tồn hàng ngàn năm trước công nguyên; nhưng hơn môt ngàn năm không được viết xuống thành các văn bản. Mẫu chữ viết của người Ấn Độ xuất hiện sớm có lẽ là các ký tự được khắc trên những trụ đá của Vua A- dục (Asoka). Mẫu chữ này có lẽ được dùng được ở vùng Tây – Bắc của Ấn Độ (ngày này là Pakistan/ Afghanistan). Nhưng chẳng bảo mẫu chữ này đã biến mất, không có hậu duệ của nó.. Các văn băn trên của vua Asoka là Parkit, chứ không phải là Sanskit. Như vây có thể nói rằng các văn bản Sanskrit lẫn Prakrit bắt đầu được viết xuống vào thế kỷ thứ 2 trước công nguyên, mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy các bản văn được viết của thời kỳ này tồn tại. (còn tiếp)

(Bài viết này mang tính chất comment, nên không có footnote. Mong các sư, các chú, các bác …thông cảm. Và có điều gì sai sót, thiếu tính logic cũng mong các sư, các bác, các chú…chỉ dạy. )

– A Pali Grammar – Wilhelm Geiger

– Pali Literature and Language – Wilhelm Geiger

– A new Course in Reading Pali – James W. Gair, W. S. Karunatillake

– Ngữ Pháp Tiếng Phạn – G.S. Lê Mạnh Thát.

Karmalaw Net Like thì có like nhưng bài viết trên còn nhiều chủ quan.

Phan Minh Nguyet Cảm ơn bạn Phúc Kiến đã đưa ra 1 câu hỏi rất hay. Những vấn đề thuộc về lịch sử thường khó tìm được dữ liệu và chứng cứ chính xác. Đối với những vấn đề này tôi thường tham khảo wikipedia, hy vọng có được 1 cái nhìn tương đối khách quan nhất. Tôi mới tìm hiểu qua và thấy wikipedia cũng nói những điểm tương đồng như sư cô Nguyên Hương. Cảm ơn bác Phạm Doãn đã chia sẻ.

Tài liệu trích từ trang http://budsas.blogspot.com.au

Source: http://www.dhammawheel.com/viewtopic.php?f=29&t=4630

– What language did the Buddha speak? Some sources say Sanskrit and some Magadhi. Now I wonder is there any evidence?

Answer by Kare Albert Lie (Norway, 11 June 2010):

– He did not speak Sanskrit. At the Buddhas time different dialects were spoken in Northern India. They were probably not very different from each other, and not very different from Sanskrit. Pali is a standardization from these dialects (we find traces of different dialects in Pali), a couple of hundred years after Buddha, and the Pali texts therefore probably are as close to the Buddha’s own language as we can reasonably expect to get.

The term Magadhi is ambiguous. It means “from Magadha”, and so we have to ask what area was called Magadha, and at what time.

At the Buddha’s time Magadha was one of several states in Northern India. We do not know if, or how much, the dialect in Magadha at that time differed from the neighboring dialects. As far as I know, we have no documentation for the use of Magadhi as a linguistic term at that time.

Magadha was a rather aggressive kingdom, and after the Buddha’s time it conquered other states and expanded until it covered most of India at the time of Asoka. Asoka was king of Magadha, that is, he was king of “greater Magadha” – most of India. At his time Buddhism was exported to Sri Lanka, and so were the Pali texts. But Sri Lankan commentators did not call the language “Pali”. They called it Magadhi, which is quite logical, since the texts had been brought to them from Magadha, from “greater Magadha”, that is – from the Indian mainland. Therefore the term Magadhi for the Pali language as used in the commentaries, probably mean nothing more than “Indian”.

Later, the Asokan dynasty fell from power, and the name Magadha was again restricted to the area, the province that had been the original state of Magadha at the Buddha’s time. During the centuries the dialects in different parts of India had diverged (as is normal for languages), and the dialect of Magadha had acquired its own distinctive features. Now came the time of the great Sanskrit dramas, and the Sanskrit authors consciously used different dialects and cultivated these as written sociolects, which were called Prakrit. Thus there arose a Prakrit language/dialect called Magadhi.

There seems to have been quite a lot of confusion due to these different usages of the term “Magadhi”.

“Magadhi 1″ – whatever dialect was spoken in Magadha at the Buddha’s time. We do not know to what degree, if at all, this was any different from the language spoken over most of Northern India.

“Magadhi 2″ – the language of the texts from “greater Magadha” that arrived in Sri Lanka at the time of Asoka. This “Magadhi 2″ is the same as we today call Pali.

“Magadhi 3″ – the later dialect of the province of Magadha that became a Prakrit language in the Middle Ages. No special connection to Buddhism or the Pali texts.

Nguồn: Tỳ-khưu Indacanda, http://www.paliviet.info

Từ Pali không tìm thấy ở Tam Tạng.

Ở Chú Giải, khi đề cập đến việc học tập của vị tỳ khưu thì Ngài Buddhaghosa có ghi là vị ấy cần học tập “pāliñca atthakathañca,” nghĩa là học “pali và atthakathā.” Từ atthakathā có nghĩa là Chú Giải, nhờ đó có thể biết được rằng từ Pali có nghĩa là Chánh Tạng, là những gì được chứa đựng trong Tam Tạng.

Và ngôn ngữ ghi lại Tam Tạng thì Ngài Buddhaghosa ghi rằng Māgadhabhāsā, nghĩa là ngôn ngữ của xứ Magadha (Ma Kiệt Đà). Việc gọi Pali là tên của ngôn ngữ ghi lại lời dạy của đức Phật có thể đã được học giả người Pháp Simon de la Loubère sử dụng đầu tiên trong tác phẩm Du Royaume de Siam ấn hành năm 1691; tài liệu này đã được dịch sang tiếng Anh năm 1693 (Juo-Hsüeh Shih Bhikkhunī, Controversies over Buddhist Nuns, Oxford: The Pali Text Society, 2000, trang 3). Do sự ngộ nhận ban đầu đó, ngày nay nói đến từ Pali người ta liên tưởng đến ngôn ngữ Pali, mà hầu như không biết đến ý nghĩa ban đầu của nó.

Như vậy tùy theo ngữ cảnh, Pali có thể hiểu là:

– Các lời dạy nguyên thủy, chánh truyền, của đức Phật.

– Ngôn ngữ đã được sử dụng để ghi lại các lời dạy ấy.

DR. Binh Anson /Pali Chuyên Đề:

Hiện nay, các nhà học giả PG vẫn chưa xác quyết Đức Phật nói tiếng gì, nhưng đa số đều đồng ý rằng Ngài và các vị đệ tử thời đó không nói tiếng Pali. Pali là một loại văn ngữ (textual language) — không phải là ngôn ngữ (spoken language) – dùng để ghi các kinh điển Theravada.

Theo Hội Kinh Văn Pali (Pali Text Society,

), Pali là một dạng phương ngữ vùng Trung Ấn Arya, tạo ra do pha trộn và đồng nhất hóa các phương ngữ (dialects) mà trước đó đã được dùng để ghi nhớ và truyền khẫu các lời dạy của Đức Phật.

The Pāli Language and Literature

Pāli is the name given to the language of the texts of Theravāda Buddhism, although the commentarial tradition of the Theravādins states that the language of the canon is Māgadhī, the language supposedly spoken by the Buddha Gotama. The term Pāli originally referred to a canonical text or passage rather than to a language and its current use is based on a misunderstanding which occurred several centuries ago. The language of the Theravādin canon is a version of a dialect of Middle Indo-Āryan, not Māgadhī, created by the homogenisation of the dialects in which the teachings of the Buddha were orally recorded and transmitted. This became necessary as Buddhism was transmitted far beyond the area of its origin and as the Buddhist monastic order codified his teachings.

The tradition recorded in the ancient Sinhalese chronicles states that the Theravādin canon was written down in the first century B.C.E. The language of the canon continued to be influenced by commentators and grammarians and by the native languages of the countries in which Theravāda Buddhism became established over many centuries. The oral transmission of the Pāli canon continued for several centuries after the death of the Buddha, even after the texts were first preserved in writing. No single script was ever developed for the language of the canon; scribes used the scripts of their native languages to transcribe the texts. Although monasteries in South India are known to have been important centres of Buddhist learning in the early part of this millennium, no manuscripts from anywhere in India, except for one in Nepal have survived. The majority of the manuscripts available to scholars since the PTS began can be dated to the 18th or 19th centuries C.E. and the textual traditions of the different Buddhist countries represented by these manuscripts show much evidence of interweaving. The pattern of recitation and validation of texts by councils of monks has continued into the 20th century.

The main division of the Pāli canon as it exists today is threefold, although the Pāli commentarial tradition refers to several different ways of classification. The three divisions are known as piṭakas and the canon itself as the Tipiṭaka; the significance of the term piṭaka, literally “basket”, is not clear. The text of the canon is divided, according to this system, into Vinaya (monastic rules), Suttas (discourses) and Abhidhamma (analysis of the teaching). The PTS edition of the Tipiṭaka contains fifty-seven books (including indexes), and it cannot therefore be considered to be a homogenous entity, comparable to the Christian Bible or Muslim Koran. Although Buddhists refer to the Tipiṭaka as Buddha-vacana, “the word of the Buddha”, there are texts within the canon either attributed to specific monks or related to an event post-dating the time of the Buddha or that can be shown to have been composed after that time. The first four nikāyas (collections) of the Sutta-piṭaka contain sermons in which the basic doctrines of the Buddha’s teaching are expounded either briefly or in detail.

The early activities of the Society centred around making the books of the Tipiṭaka available to scholars. As access to printed editions and manuscripts has improved, scholars have begun to produce truly critical editions and re-establish lost readings. While there is much work still needed on the canon, its commentaries and subcommentaries, the Society is also beginning to encourage work on a wider range of Pāli texts, including those composed in Southeast Asia.

Đây không phải một chuyên khảo luận về đề tài ngôn ngữ thời đức Phật, chỉ là ghi lại vài suy nghĩ bất chợt, nên không thể đáp ứng nhu cầu tìm hiểu Phật pháp đa diện của các bậc thức giả muốn nghiên cứu sâu rộng.

Nếu muốn đòi hỏi chứng minh đa diện, dẫn chứng cụ thể, luận bàn chi tiết, thì bài viết này không thể thỏa mãn nhu cầu đó.

Thời bấy giờ, khi Thế Tôn trụ thế, trong bảy chúng đệ tử của ngài có nhiều sắc dân khác nhau, nên lúc chưa nhập vào Bát Niết-bàn[1], ngài đã công bố, diễn thuyết Pháp tạng bằng nhiều loại thổ ngữ khác nhau của Ấn-độ.

Ngôn ngữ được Ngài sử dụng nhiều nhất là Magādhi, vì đây là ngôn ngữ của sắc dân chính Magadha và đa số là đệ tử của Ngài.

Cho nên, trong các hội nghị kết tập kinh điển một, hai và ba, phần nhiều đều sử dụng ngôn ngữ Magādhi để kết tập.

Bước đầu truyền bá và khẩu truyền kinh điển, Tăng già thời đức Phật phần nhiều sử dụng ngôn ngữ Magādhi này.

Như thế, kinh điển Nguyên thủy khởi đầu bằng tiếng Magādhi vào thời đại vua Aśoka (A-dục) và hoàn chỉnh bằng truyền tụng mà không phải bằng văn bản.

Hệ thống kinh tạng này truyền đến xứ Avanti (A-bàn-đề quốc), trên bờ phía bắc sông Narmada, thì tại đây hai loại ngôn ngữ Magādhi và Avanti đã phối hợp với nhau tạo thành ngôn ngữ Pāli phôi thai.

Và kinh điển nguyên thủy bằng Magādhi đã được dịch ra ngôn ngữ Pāli phôi thai này tại xứ Ujjayini (Ô-xa-diễn-ni), thủ phủ của Avanti.

Từ nơi xứ avanti, Ngài Mahinda - hoàng tử của vua Aśoka là học trò của Ngài Kātyāyana (Ca-chiên-diên) mang tạng kinh khẩu dịch bằng Pāli phôi thai này đi thuyền dọc theo vịnh Oman đến truyền bá tại Sri Lanka (Tích Lan).

Cũng từ thủ phủ Ujjayini của xứ Avanti, kinh tạng khẩu truyền bằng tiếng Magādhi lại được truyền lên phương Bắc, tiếp giáp với Ngũ Hà nơi thổ ngữ Prakrit, đây là loại thổ ngữ cổ của tiếng Sanskrit.

Tại vùng Ngũ Hà này, một số kinh điển được dịch ra bằng tiếng Prakrit. Ngày nay, các nhà khảo cổ học, sử học đã phát hiện ra nhiều đoạn phiến được ghi lại bằng ngôn ngữ này trên lá bối.

Kinh tạng nguyên thủy bằng ngôn ngữ Magādhi lại truyền tụng đến vùng Kashmir, là nơi quê hương của cổ ngữ Veda (Phệ-đà).

Ngày nay, ở Kashmir, người ta phát hiện nhiều văn bản gồm có cả tiếng Phạn trộn lẫn với Magādhi cho phép ta có cơ sở phỏng đoán điều này.

Dầu truyền thuyết cho rằng các người con của Vua Aśoka, sống 100 năm trước Tây lịch, đã đem những kinh điển bắt nguồn từ hệ Magādhi này, truyền bá đến những vùng thuộc Trung đông và Trung Á…điều chắc chắn nhất mà ta có thể nói là hiện nay ta có trên thủ bản kinh tạng chép bằng tiếng Sanskrit, lần lượt được các nhà Phật học người Anh, Nhật , Đức và Pháp tìm thấy ở Népal, Trung Á , Kotan và Kucha (quê hương ngài Kumārajīva).

Các luận sư thuộc Hữu bộ đã lập căn cứ hoằng pháp tại đây vào thời vua Aśoka, khoảng thế kỷ thứ III trước Tây lịch.

Tại Kashmir, tiếng Sanskrit cổ ngữ, có lai tạp một số thổ ngữ khác, đã được gạn lọc và tiêu chuẩn thành Sanskrit thuần chủng.

Các Tăng sĩ đã sử dụng loại Sanskrit thuần chủng này để phiên dịch và san định lại kinh điển, gọi là Agāma[3] (kinh Tạng A-hàm).

Tuy nhiên, hiện nay các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều bản kinh tạng nguyên thủy bằng tiếng Sanskrit tạp chủng.

Còn tạng kinh nguyên thủy Pāli, tuy đã được truyền từ xứ Avanti đến Sri Lanka bởi Ngài Mahinda thời vua Aśoka, nhưng phải đợi đến thời Ngài Buddhaghoṣa (Phật Âm) ra đời vào khoảng thế kỷ thứ V, Tây lịch mới san định và tổng tập lài thành văn bản Pāli hoàn chỉnh và mệnh danh là Nikāya[4].

Tóm lại, những vấn đề Ngôn ngữ thời đức Phật, phản ánh không chỉ một nền văn hoá mà cả một tiến trình lịch sử, một bức tranh sinh động về cuộc sống thời Thế Tôn.

[1] Hay Bát-niết-bàn giới般涅槃界, Skt. Parinirvāṇa- dhātu, (Tib. ཡོངས་སུ་མྱ་ངན་ལས་འདས་པ་ yongs su mya ngan las 'das pa), tiếp đầu ngữ: pari (bát 般): hoàn toàn, trọn vẹn.

[2] Hiện tại, Ấn độ có khoảng 14 hệ ngôn ngữ, với khoảng hơn 45 thứ tiếng khác nhau. Cf. Andrew Simpson (2007). “Language and national identity in Asia”, James W. Tollefson (2002). “Language policies in education: critical issues”.

[3] āgama do động từ căn ā√gam: nghĩa đen là sự đã đi đến, nên āgama: hàm nghĩa là sự truyền thừa, sự truyền lại.

[4] Nikāya do động từ Ni-kāya: thân, bộ phận, phần, hiệp tập thành bộ loại.

Nếu biết được mỗi người có cái nghiệp riêng thì chúng ta có thái độ sống hết sức dung hòa, không thắc mắc, không trách cứ những hoàn cảnh khó khăn, rắc rối mà người trong cuộc không thể giải quyết dứt khoát được, vì nghiệp riêng của họ

Phật tử chùa Thiên Khánh hỏi: Kính thưa thầy, trong nhà Phật có từ ngữ nghiệp, vậy nghiệp là gì? Nghiệp phát khởi từ đâu? Và tu có thể chuyển được nghiệp xấu? Xin thầy chỉ dạy.

Thầy trả lời: Nghiệp nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện. Nghiệp là năng lực, là hành động từ những suy nghĩ rồi phát xuất ra lời nói có cố ý, cố tâm, được lặp đi lặp lại nhiều lần, lâu ngày trở thành thói quen. Chính thói quen đó có sức mạnh chi phối, cuốn hút chúng ta làm theo. Nói đến nghiệp là nói đến sự toàn quyền quyết định của chúng ta, không ai có thể ban phước giáng họa và định đoạt, sắp đặt, mà chính ta là chủ nhân ông của bao điều họa phúc.

Nghiệp là những hành động có chủ ý, sẽ đưa đến những quả báo tương xứng trong hiện tại và mai sau. Nghiệp nói cho đủ gọi là nghiệp quả báo ứng được tạo ra từ thân, miệng, ý của chính mình. Bởi vì nghiệp nhân chúng ta đã gây thì nghiệp quả phải đến chỉ sớm hay muộn mà thôi. Là người Phật tử chân chính, chúng ta phải thận trọng trong từng ý nghĩ lời nói, cho đến hành động do mình tạo ra trong từng phút, từng giây… Ta phải thường xuyên xem xét, quán chiếu, soi sáng lại chính mình để không vấp phải lỗi lầm đáng tiếc.

Nghiệp là thói quen huân tập tạo thành sức mạnh chi phối tất cả mọi sinh hoạt trong cuộc sống của con người, từ khi mở mắt chào đời, cho đến khi nhắm mắt và những đời sống kế tiếp. Nếu người Phật tử tu mà không hiểu rõ về nghiệp thì khó mà ứng dụng tu hành để đạt được tới chỗ an lạc, hạnh phúc trọn vẹn.

Chính chúng ta là chủ nhân tạo nghiệp, và cũng chính chúng ta là chủ nhân chịu thọ quả báo. Chúng ta thừa nhận nghiệp do mình tạo ra, được sinh ra từ nghiệp, và bị nghiệp trói buộc trở lại. Bởi nghiệp là hành động, là thói quen, nên chúng ta có thể thay đổi được, chỉ cần mọi người cố gắng, nỗ lực và kiên trì, bền chí.

Chữ nghiệp trong nhà Phật không có nghĩa một chiều, hễ nói nghiệp thì phải là điều xấu, điều ác. Kỳ thật, nghiệp cũng có xấu và cũng có tốt, nghiệp cũng có nghiệp thiện và nghiệp ác. Nghiệp tuy không có hình tướng cụ thể, nhưng nghiệp có khả năng chi phối sai sử làm cho con người khốn khổ và si dại vì nó.

Báo là đền trả một cách công bằng và xứng đáng, không thiên vị, không sai lệch, không tiêu mất. Ai có cố ý, cố tâm hành động hoặc tốt, hoặc xấu sẽ gặt quả một cách bình đẳng. Nghiệp đã gieo dù trăm kiếp, ngàn đời vẫn không mất, khi hội đủ nhân duyên quả báo hoàn tự hiện.

Ta lo lắng làm sao cho có thật nhiều tiền và tìm đủ mọi cách bảo bọc, che chở cho những người thân thuộc mà quên rằng, những gì ta đang làm đến khi chết không mang theo được một thứ gì dù là cái nút áo cũng bị cắt lại.Xưa có một gia đình nọ, người vợ thì sống hiền lương đạo đức, biết bổn phận và trách nhiệm, siêng năng làm việc, nuôi dạy con cái đàng hoàng, ngược lại ông chồng thì suốt ngày bê tha, rượu chè, cờ bạc.

Mỗi lần ông cờ bạc thua về nhà là ông kiếm chuyện chửi mắng, đánh đập để bà phải xì tiền ra đưa cho ông. Con cái, người thân, láng giềng, hàng xóm, ai thấy cũng đau lòng, thắc mắc tại sao bà không chịu ly dị cho rồi, cứ để ông hành hạ khổ sở như thế? Nhưng khi hỏi bà thì bà nói không thể ly dị vì bà còn thương, sợ ông khổ. Có nhiều gia đình có những đứa con ngỗ nghịch, bất hiếu, phá gia sản, cầm cố nhà cửa, làm hại đủ thứ. Vậy mà gia đình vẫn thương, không thể từ bỏ, vì cha mẹ có cái nghiệp riêng với con cái. Để thấy cái nghiệp riêng của người, mình là kẻ ngoài cuộc không có nghiệp đó thì không thể chấp nhận, không chịu nổi. Còn người đã có nghiệp, có nợ nần với nhau, dù bị chửi mắng, đánh đập, phá phách, đối xử tàn tệ, người ta vẫn chấp nhận chung sống, không thể xa rời nhau được.

Như vậy, nếu biết được mỗi người có cái nghiệp riêng thì chúng ta có thái độ sống hết sức dung hòa, không thắc mắc, không trách cứ những hoàn cảnh khó khăn, rắc rối mà người trong cuộc không thể giải quyết dứt khoát được, vì nghiệp riêng của họ. Cho nên, nghiệp theo ta như bóng với hình từ đời này sang kiếp nọ, đến khi hết nợ nần với nhau mới thôi.

Ấy thế mà, đa số chúng ta lại hay lãng quên mà giống như ông trưởng giả, chỉ lo lắng, quan tâm đến ba bà vợ trước, chờ khi quả khổ đến mới than vãn, trách móc, đổ thừa tại, bị, thì, là…, rồi kêu Phật trời cứu cho. Trời Phật nào giúp cho ta được chỗ này, bụng làm thì dạ chịu chứ cầu cứu ai thế cho mình được dù là thân thương như cha mẹ. Ta có niềm tin, ta có hiểu biết, ta có quán chiếu, ta có trái tim, mà không ai chịu vận dụng để thừa hưởng cái tinh hoa đó, ta cứ suốt ngày chạy theo công danh sự nghiệp, gia đình, người thân, cho đến khi ra đi chỉ mang theo nghiệp tốt hoặc xấu mà thôi. Tốt thì đi ba đường trên hưởng phước báo cõi trời, người và thần A Tu La, xấu thì bị đọa ba đường dưới địa ngục, quỷ đói và súc sinh, chịu nhiều ngu si và khổ đau vô cùng.

-Biệt nghiệp là nghiệp riêng của từng cá nhân chúng sinh. Cộng nghiệp là nghiệp chung của nhiều chúng sinh. Cùng sinh ra trong một gia đình, sống chung một đất nước, nói cùng một ngôn ngữ, người thích cờ bạc thì chỉ muốn giao du với người chơi cờ bạc, còn kẻ ham rượu chè thì lân cận ăn chơi với người uống rượu. Người thích đi chùa tụng kinh niệm Phật thì kết bạn với người đi chùa tụng kinh niệm Phật. Như vậy, cộng nghiệp đưa đẩy con người thân cận, kết bạn với nhau và biệt nghiệp khiến chúng ta có dáng mạo, tánh tình, năng khiếu và trí tuệ khác nhau.

-Nghiệp: là dịch nghĩa chữ Karma tiếng Phạn, chỉ hành động tạo tác được lập đi lập lại nhiều lần lâu ngày trở thành thói quen của mỗi người. Nghiệp có nghiệp thiện, nghiệp ác, nghiệp chung, nghiệp riêng, định nghiệp và bất định nghiệp... Nghiệp thiện là hành động lành đem lại sự an vui hạnh phúc cho tất cả chúng sinh. Nghiệp ác là hành động dữ làm đau khổ cho tất cả chúng sinh. Định nghiệp là hành động lành hay dữ có chủ tâm của ý thức mà tạo thành nghiệp quyết định. Bất định nghiệp là hành động tốt hay xấu mà không có ý thức cố tâm, nên thành nghiệp không quyết định (như người bệnh tâm thần).

b-Báo: là đền trả một cách công bằng, không sai chạy, không tiêu mất khi đủ nhân duyên. Báo chia làm ba thứ: hiện báo, sinh báo và hậu báo.

-Hiện báo là quả báo trong hiện tại, do những hành động tốt hay xấu mình đã làm ra.

-Sinh báo là quả báo mình phải chịu trong đời sau, do hành động tốt hay xấu của ba nghiệp, đến đời sau mới chịu quả báo.

-Hậu báo là qua nhiều đời kiếp mới chịu quả báo.

Tu là chuyển nghiệp: Người đã tạo nghiệp thì phải nhận quả báo tương ứng. Nhưng nếu người đó biết ăn năn, tu tập và làm những nghiệp thiện để bù đắp lại thì quả báo sẽ xoay chuyển, có thể giảm nhẹ đi. Thế cho nên Phật nói tu là chuyển nghiệp.

Từ lâu, chúng ta thường nghe nói gieo nhân nào thì chịu quả nấy, có nghĩa là ai tạo nhân gì thì phải thọ quả báo đúng như vậy, như trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu.

Nhưng, nếu trước kia khi chưa biết tu ta đã lỡ gây nhân xấu ác, thì bây giờ chúng ta tu có được lợi íchgì, vì nhân nào quả nấy? Tu là để chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc, nếu gây nhân nào phải chịu quả nấy thì tu làm sao hết khổ? Nếu chúng ta hiểu theo nghĩa đơn giản, thông thường thì sẽ thối Bồ-đề tâm, vì có tu cũng chẳng chuyển được quả xấu. Lý nhân quả của đạo Phật rất đa dạng và phức tạp, nhưng không cố định một chiều mà có thể thay đổi được, tùy theo khả năng tu của chúng ta.

Trong Kinh A Hàm Phật dạy: “Người gây nhân bất thiện, trước hoặc sau họ biết tu thân, tu giới, tu tâm thì quả sẽ đổi thay. Nếu người gây nhân bất thiện mà không biết tu thân, tu giới, tu tâm thì gây nhân nào sẽ thọ quả nấy. Đó là nhân nào quả nấy và gây nhân mà biết chuyển nghiệp thì quả cũng đổi thay”.

Nói xong, Phật đưa ra một ví dụ để chứng minh nhân quả xấu có thể thay đổi được, một nắm muối nếu hòa tan trong ly nước lạnh thì ly nước ấy sẽ mặn không thể uống được. Cũng nắm muối đó, nếu hòa tan trong bình nước lớn có sức chứa khoảng hơn trăm lít, thì nước trong bình sẽ uống được, nhưng vị nước hơi mặn mặn. Và nếu nắm muối đó được hòa tan trong một ao nước lớn gấp năm mười lần bình kia, nước sẽ không còn mặn, chúng ta có thể dùng xài bình thường.

Nhân xấu ác là dụ cho vị mặn của nắm muối hòa tan trong ly nước nhỏ thì quả cũng mặn không giải khát được. Nếu nhân mặn của mắm muối hòa tan trong bình nước lớn hơn gấp trăm lần thì vị mặn sẽ bị loãng ra, nước có thể tạm dùng giải khát được. Nếu nhân mặn của mắm muối hòa tan trong ao nước lớn, thì nắm muối không thấm vào đâu, nước có thể dùng xài bình thường.

Cũng lại như thế, người mà không biết tu thân, tu giới, tu tâm khi tạo nhân xấu ác thì trả quả ác nguyên vẹn dụ như nắm muối được hòa tan trong ly nước nhỏ, bởi vì lượng muối và nước tương đồng nên không giải khát được.

Nếu người biết tu thân, tu giới thì dụ như nắm muối tan trong bình nước lớn, tuy có chút vị mặn nhưng cũng có thể tạm dùng qua ngày được.

Còn nếu chúng ta biết tu thân, tu giới, tu tâm dụ như nắm muối được hòa tan trong ao nước to, bởi muối quá ít so với lượng nước quá nhiều, nên chúng ta có thể dùng xài bình thường.

Chính vì vậy, khi lỡ làm ác mà chúng ta biết tu thân, thì nhân quả xấu, sẽ được chuyển mà không thọ đúng như khi gieo nhân. Nếu khi gây nhân ác chúng ta biết tu thân, tu giới thì sẽ chuyển nghiệp thọ quả báo nhẹ hơn. Còn khi gây nhân ác mà biết tu thân, tu giới, tu tâm thì gần như chuyển quả xấu hoàn toàn. Cho nên tu là chuyển nghiệp, là chuyển hóa khổ đau thành an vui, hạnh phúc.

Nếu hiện tại mà chúng ta tu vẫn trả quả xấu như cũ, thì tu như thế có lợi ích gì? Cho nên chúng ta phải biết, tu có thể chuyển quả xấu, tuỳ theo khả năng tu nhiều hay ít mà quả sẽ thay đổi. Khi biết tu thì quả liền chuyển, không cố định như mọi người thường lầm tưởng số phận đã an bài, không thể thay đổi được. Vậy thế nào là tu thân, tu giới, tu tâm?

Tu thân là nơi thân này không làm các việc xấu ác, tất cả mọi việc xấu ác dù lớn hay nhỏ chúng ta đều phải tránh, còn việc gì có lợi ích cho nhiều người thì ta phải cố gắng làm, như vậy là ta biết tu thân. Tu thân chỉ đơn giản là như thế, ai cũng có thể tu được.

Còn tu giới là sao? Người Phật tử tại gia, sau khi thọ giới quy y rồi, Phật dạy phải giữ tối thiểu từ một giới cho đến năm giới:

1- Không sát sinh hại vật: Trước tiên là không được giết người, vì ai cũng tham sống sợ chết, nếu giết người thì mạng phải đền mạng theo luật pháp xã hội. Đó là lẽ công bằng về nhân quả giết hại.

Ngoài ra, chúng ta phải hạn chế tối đa đối với những con vật lớn như trâu bò heo chó gà vịt…. cho đến khi nào ta giữ được hoàn toàn, vì giới này chủ yếu là cấm người xuất gia, còn người tại gia chính yếu là không được giết người.

Giết hại sẽ thành tội bằng ba cách: Một là tự tay mình giết. Hai là xúi bảo người khác giết. Ba là hoan hỷ vui vẻ khi nghe thấy người khác giết hại. Như thế là phạm tội sát sinhhại vật. Vì tự tay chúng ta giết là thân tạo nghiệp xấu ác, xúi bảo người giết là miệng tạo nghiệp xấu ác, khi nghe thấy người khác giết, chúng ta sinh tâm vui mừng là ý tạo nghiệp ác, nên Phật chế giới để giúp quý Phật tử không phạm tội giết hại.

2- Không được giam tham trộm cướp lường gạt của người khác: Từ một cây kim cho tới ngọn cỏ nếu không được sự cho phép của người mà ta tự lấy là phạm tội trộm cướp. Trộm là lén lấy, cướp là công khai giành giựt lấy trước mặt mọi người. Cho nên trộm hay cướp giựt, hoặc lừa gạt để mà lấy, cho đến trốn thuế cũng đều gọi là trộm cướp.

3- Không tà dâm: Người Phật tử khi lớn khôn có quyền lấy vợ lấy chồng theo luật phápnhà nước cho phép tuổi từ 18 trở lên, nếu dưới 18 tuổi mà tự ý lấy nhau là phạm luật sẽ bị tội, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà có biện pháp xử lý thích hợp.

Nếu sau khi lập gia đình rồi mà mình còn đi ngoại tình với người khác là phạm tội tà dâm. Vì đó là nguyên nhân gây mất hạnh phúc gia đình người khác, làm cho gia đình tan vỡ, là nhân gây đau khổ cho mình và gia đình người, chính vì lòng từ bi thương xót chúng ta mà Phật cấm.

4- Không nói dối hại người: Nói dối có bốn trường hợp phạm tội.

Chuyện có nói không, chuyện không nói có, cốt để lừa gạt lấy tiền của người khác. Nói lời nặng nề hoặc mắng chửi, vu oan giá họa cho người. Dùng lời nói ngọt ngào để dụ dỗngười khác. Nói đâm thọc làm cho đôi bên bất hòa thù oán nhau, đến người này nói xấungười kia và ngược lại.

Đó là những trường hợp nói dối thì phạm tội theo luật nhân quả công bằng. Nếu chúng tanói dối để giỡn chơi, hoặc để trấn an người đang bệnh  khổ, hoặc để cứu mạng người thì không phạm tội.

5- Không uống rượu say sưa dẫn đến mất lý trí hiếp dâm người là có tội: ngoài ra các thứ như á phiện, xì ke, ma túy đều không nên dùng, vì nó là  nhân sinh ra bệnh hoạn, bị nghiện không bỏ được, làm cho hao tài tốn của, hủy hoại tài sản một cách nhanh chóng, mất hết lý trí sáng suốt và có thể trong phúc chốc tạo tội trộm cắp hay cướp giựt của người khác để thỏa mãn cơn ghiền. Nhưng, nếu vì lý do bệnh tật, bác sĩ cho phép uống thuốc rượu để trị bệnh thì không phạm giới.

Phật dạy: Người Phât tử chân chính phải giữ gìn năm giới vì lòng từ bi, sợ chúng ta vi phạm thì bị quả báo xấu ác, làm khổ đau cho mình và người khác. Cho nên, nếu ai giữ tròn năm giới thì sẽ được an vui, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ. Đó là chúng ta biết tu giới.

Vậy, chúng ta tu tâm như thế nào?

Tâm ở đây có hai phần tâm vọng và tâm chơn. Tâm vọng là chỉ cho mọi ý niệm xấu ác như tham lam, sân hận, si mê, ganh ghét tật đố... Tu tâm có nghĩa là chuyển hóa những tâm miệm xấu ác trở về cái gốc ban đầu là tâm Phật như như.

Tham thì ai cũng có, và có nhiều loại như tham danh, tham lợi, tham tài, tham sắc, tham ăn uống, tham ngủ nghỉ... Ăn uống là nhu cầu hằng ngày không thể thiếu của con người, nếu ăn dở quá chúng ta sẽ không vui, nếu ăn không no thì ta cũng không chịu, ăn thì muốn cho ngon miệng và cho no đủ. Ngủ thì phải ngủ cho đủ giấc, nếu bắt ta dậy sớm để làm việc thì cảm thấy bực bội khó chịu. Chính vì vậy, chúng ta lúc nào cũng kẹt trong vòng tham muốn quá đáng, đó là căn bệnh thâm căn cố đế của nhiều người. Tu tâm là chúng ta dẹp bỏ lòng tham lam, sân giận và si mê của mình.

Tuy nói là tu thân, tu giới, tu tâm để cho người tu được phần nào đỡ phần đó, chứ thật ra chủ yếu vẫn là tu tâm. Nếu tu tâm không khởi nghĩ làm việc ác thì miệng đâu nói lời khó nghe và thân sẽ không hành động hại người. Như vậy tu tâm vẫn là trên hết, vì tâm là chủ của bao điều họa phúc.

Cho nên nói nhân nào quả nấy là chỉ cho những người không chịu tu, vì họ chấp nhận số phận đã an bài nên càng tạo nghiệp xấu nhiều hơn, người biết tu thì sẽ thay đổi được nhân quả xấu, tùy theo khả năng tu cao hay thấp mà thôi.

Nếu người lỡ nghiện rượu say sưa hay mắng chửi đánh đập vợ con, vì yếu đuối mà không dám chừa bỏ nên cuối cùng bị tan nhà nát cửa, dẫn đến tù tội, do vi phạm luật hôn nhân gia đình. Người có ý chí khi lỡ nghiện rượu rồi được người khác khuyên nhủ, uống rượu có hại sức khỏe, hao tiền tốn của tinh thần không sáng suốt và làm cho vợ con khốn khổ, gia đình không hạnh phúc.

Khi nghe lời khuyên, họ chợt tỉnh và hiểu ra rằng, sự tác hại của uống rượu rất lớn lao mọt khi không làm chủ bản thân, nên từ đó bỏ rượu chè be bét và biết làm ăn đàng hoàng. Tuy lúc mới bỏ hơi khó chịu, hơi vật vã một chút, nhưng ta cố chịu một thời gianrồi sẽ qua, và sống bình thường thoải mái trở lại.

Chúng tôi xin đưa ra một ví dụ để mọi người dễ hiểu, thuở xưa anh Ngang hay chửi bới làm cho anh Nhẫn tức giận. Nhưng vì anh Nhẫn yếu thế hơn nên mới ôm giận trong lòng, mà chờ ngày trả thù. Sau đó anh Ngang hết thời làm ăn bị thất bại, anh Nhẫn lúc này làm ăn được khấm khá hơn trước và làm chủ một công ty nỗi tiếng.

Lúc này anh Nhẫn có cơ hội trả thù nên tìm cách mắng nhiếc hạ nhục anh Ngang trước mặt mọi người, tuy nhiên trong thời gian thất bại anh Ngang hồi tâm quay đầu về Phật pháp, nhờ vậy có chút công phu tu hành.

Anh Nhẫn lúc này cho người đến kiếm chuyện mắng chửi anh Ngang một cách thậm tệ, thiếu điều muốn vu oan giá họa, nhưng lúc này anh Ngang biết tu, nên nghe tiếng chửi như gió thoảng qua tai, không buồn phiền ai hết. Như vậy, nhân quả xấu nếu chúng tabiết tu tâm thì sẽ chuyển được nhân xấu khi trước, đó là một thực tế ít ai ngờ đến.

Ngày xưa nếu chúng ta tạo nghiệp ác, đáng lý ra phải trả bằng sự đánh đập, hay bị tù tội, hoặc bị tai nạn bất ngờ, nhưng nhờ biết tu nên chỉ bị mắng chửi hay bị mất mát chút ít tài sản.

Chúng ta hãy nên nhớ, tu là bỏ ác làm lành, khi bị chuyện mất mát đau thương đến với mình thì ta biết đó là nghiệp quá khứ còn rơi rớt lại, mà vững lòng tin can đảm chấp nhậnchịu đựng, rồi chuyện gì cũng sẽ qua nhờ ta biết buông xả.

Cho nên khi phát tâm tu, nếu gặp người làm khó dễ, chúng ta không nên buồn giận mà phải còn khởi lòng từ bi thương xót họ nhiều hơn, như vậy là ta đã biết cách chuyển nghiệp xấu ác rồi, làm gì có chuyện cố định gieo nhân nào phải thọ quả nấy.

Khi gặp chướng duyên bên ngoài mà chúng ta biết chuyển hóa, không thọ nhận đó là ta biết tu và chuyển nghiệp xấu. Không phải tu là cầu nguyện suông, mà phải có người thử thách để có dịp coi lại mình đã làm chủ được bản thân chưa. Nếu thấy mình còn buồn giận nhiều, là biết ta tu chưa tiến được bao nhiêu.

Tinh thần nhân quả của đạo Phật rất đa dạng và phức tạp, vì nhân quả ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai không phải gây nhân nào chịu quả ấy như nhiều người thường lầm tưởng. Đối với người biết tu thì nhân quả sẽ thay đổi nhiều hay ít tùy theo khả năng tu tập của mỗi người. Cho nên Phật dạy: Tu là chuyển nghiệp phiền não khổ đau, thành an vui hạnh phúc.

Nếu ai biết giữ cho tâm mình được trong sạch, thì khi tham biết mình tham, khi giận biết mình giận, cho đến khi nào chúng ta thấy các tâm niệm xấu ác đã hết và cuối cùng ta xả luôn tâm niệm tốt, dù là niệm Phật hay Bồ-tát, ngay khi ấy thì tâm Phật hiện tiền.

Chúng ta phải nên nhớ bước đầu của tu tâm là buông xả niệm ác trước, kế đến là niệm thiện và trở lại pháp tu trung đạo là sống với tâm Phật sáng suốt mà thường biết rõ ràng, khi thấy chỉ là thấy, khi nghe chỉ là nghe, mũi lưỡi thân ý cũng lại như thế. Đó là ta biết tu tâm, người chưa đủ sức thì phải tu thân, rồi tu giới và cuối cùng là buông xả hết tâm niệm tốt xấu, đúng sai, ta người mà sống với Phật tính sáng suốt của mình.

-Khi hiểu rõ luật nhân quả nghiệp báo, chúng ta sẽ không bị những thứ mê lầm chi phối?

-Không mê tín dị đoan vì biết chính ta là chủ của bao điều họa phúc.

-Không than trách, oán giận thù hằn khi gặp chướng duyên nghịch cảnh, không thấy ai là kẻ thù mà chỉ có người chưa thông cảm với nhau mà thôi.

Đối với Phật giáo, ngày lễ lớn nhất chính là lễ Phật Đản, một sự kiện quen thuộc với người Việt gắn liền với ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sanh.

Tuy nhiên, ít ai biết rõ về sự tích của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và liệu Người có phải là Phật Tổ Như Lai hay không. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vị Phật này, chúng ta hãy cùng khám phá ngay sau đây.

Phật Thích Ca Mâu Ni, hay còn được biết đến là Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, là Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm, con trai của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Maya ở tiểu vương quốc Shakya (Thích Ca) thuộc Ấn Độ ngày nay.

Người sinh vào năm 624 TCN, cụ thể là ngày 8 tháng 4 âm lịch. Phật Thích Ca Mâu Ni được xem là người có công lao to lớn trong việc đặt nền móng và sáng lập nên Phật giáo như chúng ta biết ngày nay.

Người đã tự giác ngộ chân lý, thoát khỏi quy luật sinh tử luân hồi và truyền bá những triết lý sâu sắc này để giúp con người ở trần gian thoát khỏi khổ đau.

Bên cạnh đó, Người còn được biết đến là bậc giáo chủ của cõi Ta Bà, nơi Người đã giác ngộ và khai mở ánh sáng đạo vàng cho nhân loại.

Những lời dạy của Đức Phật Thích Ca chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc, và dù đã trải qua hàng ngàn năm, các bài giảng về cuộc đời và giới luật của Người vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay.

Những lời dạy của Đức Phật Thích Ca chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc