Trong những năm gần đây, Việt Nam đang trở thành quốc gia đang phát triển rất mạnh mẽ trong thời kỳ đại dịch Covid19, là một trong những quốc gia có tiềm năng và thu hút được rất nhiều nguồn vốn đầu tư đặc biệt là các dự án đầu tư xây dựng từ trong nước lẫn nước ngoài. Bên cạnh nhu cầu đăng ký cấp mới Giấy phép đầu tư, nhiều Nhà đầu tư cũng có nhu cầu điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng đã được cấp phép trước đó. Vì vậy, thông qua bài viết sau đây, NPLaw hân hạnh mang tới các nội dung liên quan đến việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng.
Phương pháp xác định dự án đầu tư
Xác định dự án đầu tư thường được tiến hành thông qua 5 phương pháp chính bao gồm: Phương pháp thẩm định trình tự; Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu; Phương pháp phân tích độ nhạy; Phương pháp dự báo; Phương pháp triệt tiêu rủi ro. Mỗi phương pháp thể hiện một cách thức tiếp cận riêng, hàm chứa phương thức vận dụng riêng.
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng có bắt buộc không?
Theo quy định của nhà nước Việt Nam ban hành, việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng là bắt buộc với các dự án PPP và ODA. Đối với từng dự án sẽ có những công việc cần thiết riêng.
Đối với dự án ODA có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển. Đối với dự án ODA thì việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thông thường sẽ bao gồm 2 công việc chính:
+ Quản lý vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài theo quy định tại điều ước quốc tế + Quản lý vốn vay ưu đãi đã được ký kết và thỏa thuận về vốn ODA
Đối với dự án PPP là những dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công và dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư thì việc quản lý chi phí xây dựng dự án PPP bao gồm:
+ Quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm việc thực hiện sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, giá gói thầu xây dựng + Quản lý hoạt động định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; hoạt động thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng
III/ Quy định điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng
Nhà nước Việt Nam đưa ra các quy định về nội dung liên quan đến hoạt động điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng thông qua các văn bản:
I/ Khi nào cần điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng
Điều chỉnh dự án đầu tư là một thủ tục bắt buộc khi dự án đầu tư có sự thay đổi nhất định về mục tiêu, quy mô, địa điểm, hình thức, vốn, thời hạn dự án… Các thay đổi này phải phù hợp với quy định của pháp luật luật đầu tư và pháp luật liên quan. Vì vậy, các trường hợp cần điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng (Khoản 1 Điều 61 Luật Xây dựng 2014 (được bổ sung bởi khoản 18 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020)):
II/ Các trường hợp được điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng
Căn cứ theo khoản 1 Điều 41 Luật Đầu tư 2020, trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư được quyền điều chỉnh dự án đầu tư như: điều chỉnh mục tiêu, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư, sáp nhập các dự án hoặc chia, tách một dự án thành nhiều dự án, sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh hoặc các nội dung khác.Về việc điều chỉnh dự án đầu tư được hướng dẫn bởi Nghị định 31/2021/NĐ-CP tại Mục 4 Chương IV. Theo đó, việc điều chỉnh dự án đầu tư có thể chia thành các trường hợp sau:
Trình tự và thủ tục điều chỉnh Dự án đầu tư gồm 4 bước sau đây:
Khi các Nhà đầu tư muốn điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng theo quy định của Luật Đầu tư 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì Nhà đầu tư phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định. NPLaw luôn sẵn sàng đồng hành cùng quý khách hàng trong việc chuẩn bị các hồ sơ giấy tờ cần thiết cho việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng.
NPLaw sẽ hướng dẫn cũng như hỗ trợ quý khách nộp hồ sơ đúng cơ quan đã cấp Giấy phép đầu tư cho quý khách hoặc quý khách có thể xem trong Giấy chứng nhận đầu tư ở phần trên cùng bên trái của Giấy giấy phép đầu tư.
Khi nhận đầy đủ hồ sơ từ Nhà đầu tư, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ điều chỉnh Dự án đầu tư. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không chính xác, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ yêu cầu và hướng dẫn Nhà đầu tư sửa đổi, bổ sung.
Sau thời gian thẩm định, nếu hồ sơ hợp lệ, Cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Giấy phép đầu tư đã ghi nhận những thông tin điều chỉnh của Dự án cho Nhà đầu tư.
Trong trường hợp từ chối điều chỉnh Dự án đầu tư, Cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh phải thông báo bằng văn bản cho Nhà đầu tư và nêu rõ lý do từ chối.
– Theo Điều 3. Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng của NGHỊ ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG – 10/2021/NĐ-CP
1. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Điều 132 Luật Xây dựng và khoản 50 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, phù hợp với từng nguồn vốn để đầu tư xây dựng, hình thức đầu tư, phương thức thực hiện, kế hoạch thực hiện của dự án và quy định của pháp luật liên quan.
2. Quy định rõ và thực hiện đúng quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, của người quyết định đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng; quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng, phù hợp với trình tự thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Xây dựng.
3. Nhà nước ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; quy định các công cụ cần thiết để chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan áp dụng, tham khảo trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng, gồm: định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, suất vốn đầu tư xây dựng, chỉ số giá xây dựng; giá vật liệu xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công, đơn giá nhân công xây dựng; thông tin, dữ liệu về chi phí đầu tư xây dựng các dự án, công trình xây dựng; các phương pháp xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, đo bóc khối lượng, kiểm soát chi phí, định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, suất vốn đầu tư xây dựng, chỉ số giá xây dựng.
4. Các dự án, công trình xây dựng đặc thù áp dụng các quy định tại Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng và các cơ chế đặc thù theo quy định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ để xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
5. Các dự án, công trình xây dựng phục vụ quốc phòng, an ninh, thẩm quyền, trình tự thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế-kỹ thuật đầu tư xây dựng, thẩm quyền, trình tự thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng trong thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
6. Dự án, công trình xây dựng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia áp dụng nguyên tắc, phương pháp xác định chi phí đầu tư xây dựng quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan phù hợp với đặc thù về tính chất và điều kiện thực hiện công trình thuộc Chương trình.
7. Các dự án, công trình đầu tư xây dựng tại nước ngoài thực hiện quản lý đầu tư xây dựng theo các nguyên tắc quy định tại Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.