Còn Hàng Tiếng Anh

Còn Hàng Tiếng Anh

Kết quả: 289, Thời gian: 0.0294

Học thêm ngoài kiến thức ngôn ngữ

Hiện đang giảng dạy THPT ở một tỉnh phía bắc, thầy Đ.T.Khánh cho hay quá trình dạy tiếng Anh trên trường nhiều năm qua có thể giúp học sinh có đủ năng lực giao tiếp, đặc biệt là nghe và nói. “Trường tích cực xây dựng các hoạt động ngoại ngữ như đóng kịch, thuyết trình, quay phóng sự về các cơ sở sản xuất, làng nghề cho các em tham gia ngoài việc học trong SGK”, thầy Khánh nói.

Thầy Khánh cho biết kiểm tra trên lớp và cuối kỳ tuân theo công văn của Bộ GD-ĐT, tức hướng đến đánh giá năng lực HS với đủ kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. “Ở cuối kỳ, kỹ năng nói có ngày thi riêng. Các em được kiểm tra theo hình thức IELTS hoặc VSTEP, tức trao đổi 1:1 với giáo viên hoặc nói với nhau theo cặp với 3 phần khác nhau”, giáo viên này chia sẻ.

Nam giáo viên chia sẻ đang áp dụng phương pháp dạy tiếng Anh theo hướng giao tiếp (communicative approach) và tích hợp (integrated teaching method). Theo đó, học sinh được học kiến thức giao thoa văn hóa (cross-cultural communication) và chuyên ngành (CLILL), bên cạnh kiến thức ngôn ngữ. “Đây là xu thế tất yếu giúp học sinh có đủ năng lực giao tiếp để đáp ứng yêu cầu hội nhập thế giới hiện nay”, vị này kết luận.

Tự hào được thực hiện bằng ♥ ở Ba Lan

Giảm thời lượng học ngữ pháp trên lớp

Là thành viên hội đồng chọn sách mới tại TP.HCM, một tổ phó tổ ngoại ngữ tại trường THPT cho hay SGK tiếng Anh hiện hành xuất xứ đa phần từ NXB nước ngoài, được mua bản quyền rồi chỉnh sửa nội dung cho phù hợp với chương trình học và văn hóa Việt Nam. Vì thế, sách có kiến thức chuẩn, hình ảnh đẹp và nội dung cập nhật. “Sách bài học và bài tập là công cụ chính để tôi giảng dạy, không cần dùng thêm nhiều tài liệu ngoài như ở chương trình cũ”, thầy khẳng định.

Đáng chú ý, theo nam giáo viên, thời lượng học ngữ pháp trên lớp đã được giảm bớt để tập trung ôn từ vựng có thể ứng dụng trong giao tiếp như nghe hoặc nói, cũng như tăng cường 2 kỹ năng này. Tuy nhiên, vì Bộ GD-ĐT chưa ban hành hướng dẫn cách đánh giá mới nên theo thầy, đang diễn ra tình trạng học theo hướng mới nhưng cách kiểm tra còn như cũ, tùy thuộc vào số lượng giáo viên, cơ sở vật chất của từng trường.

“Kỳ thi sắp tới có yêu cầu viết đoạn văn, tăng tỷ trọng phần nghe, giảm những câu hỏi ngữ pháp đơn thuần và thêm câu hỏi về từ vựng trong đề. Còn về nói, sẽ không còn những câu hỏi trắc nghiệm về phát âm, đánh trọng âm như trước mà thay vào đó cho các em nói hay thuyết trình trên lớp để đánh giá cột điểm khác. Quan trọng nhất là giúp học sinh sử dụng kỹ năng nhiều hơn”, vị này bộc bạch.

Nam giáo viên cũng cảnh báo thực trạng nhiều phụ huynh, học sinh “thần tượng hóa” bài thi IELTS, xem đây là chứng chỉ “vạn năng” nên “đổ” tiền vào trung tâm, phủ nhận công sức trong lớp. “IELTS hay bất cứ chứng chỉ quốc tế nào cũng đều đánh giá năng lực tiếng Anh, nên nếu có kỹ năng tốt thì không cần học thêm vẫn sẽ thi tốt. Phải luyện thi IELTS mới giỏi là một quan niệm sai vì lớp luyện thi cũng học những gì được dạy trong SGK”, giáo viên này phân tích.

Người thầy có kinh nghiệm luyện thi IELTS khẳng định: “Mục đích của tiếng Anh chương trình mới là phát triển kỹ năng để HS đạt chuẩn đầu ra tối thiểu B1 hoặc B2 (tương đương IELTS 5.5 - 6.0) nên bạn nào cố gắng trong lớp sẽ đạt kết quả tốt. Việc ‘trầy trật’ ôn IELTS là không cần thiết. Các em chỉ cần được định hướng, chủ động tự học và xây dựng không gian tiếng Anh để phát triển thêm. Sau đó dành thời gian ngắn làm quen đề thi là có thể đạt thang điểm như ý”.

Học sinh luyện thi IELTS tại nhà