Ánh Sáng Nghĩa Nhân Cuộc Đời

Ánh Sáng Nghĩa Nhân Cuộc Đời

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.

Một vài nét về tiểu sử nhà thơ Hàm Mặc Tử:

Nhà thơ Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí.

Ông sinh ngày 22-8-1912 tại làng Mỹ Lệ, Đồng Hới, Quảng Bình.

Cha ông là Phạm Chương, trong thời kỳ liên quan đến quốc sự, gia đình bị truy nã. Vì vậy, Hàn Mặc Tử đã mang tên khác để tránh bị bắt. Ông đã đi học ở nhiều nơi, bắt đầu từ trường Tiểu học Sa Kỳ vào năm 1920, sau đó là Quy Nhơn, Bồng Sơn vào năm 1921-1923 và Sa Kỳ vào năm 1924. Sau khi cụ thân ông qua đời năm 1926 tại Huế, Hàn Mặc Tử tiếp tục học tập tại trường Pellevin – Huế, do mẹ ông cho học. Năm 1930, ông chuyển đến Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và thôi học. Gia đình ông theo đạo Công giáo và ông được rửa tội tại Nhà thờ Tam Hòa với tên thánh là Phê Rô Phanxicô.

Tính tình của Hàn Mặc Tử hiền lành, giản dị, hiếu học và thích giao lưu với bạn bè trong lĩnh vực văn thơ. Bản thân ông có vóc dáng ốm yếu. Cha ông là Nguyễn Văn Toản làm thông ngôn và ký lục, nên gia đình ông thường di chuyển nhiều nơi, làm nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Cuộc đời của Hàn Mặc Tử có liên quan đến bốn chữ “Bình”: sinh ra tại Quảng Bình, làm việc cho báo Tân Bình, có người yêu ở Bình Thuận và qua đời tại Bình Định. Hàn Mặc Tử được biết đến với nhiều mối tình, với nhiều người phụ nữ khác nhau, và tất cả đều để lại những dấu ấn trong tác phẩm văn thơ của ông. Trong số đó, có những người ông đã gặp, có những người ông chỉ giao tiếp qua thư từ, và có người ông chỉ biết tên như Hoàng Cúc, Mai Đình, Mộng Cầm, Thương Thương, Ngọc Sương, Thanh Huy và Mỹ Thiện.

Nghệ thuật trong thơ ca Hàn Mặc Tử:

Khi đọc thơ của Hàn Mặc Tử, người đọc sẽ cảm nhận được tình yêu đắm say của ông đối với cuộc sống, thiên nhiên và con người, một tình yêu khao khát và mãnh liệt đến mức đau đớn. Tập thơ của ông thể hiện sự phóng khoáng, khao khát tràn đầy cảm xúc nhưng cũng đầy những đau thương, qua đó ông truyền tải được cảm xúc bằng cả tâm hồn và thể xác, bằng cả sự điên lẫn sự tỉnh táo, bằng cả mơ hồ lẫn thực tế.

Mặc dù nhiều bài thơ của ông mang khuynh hướng siêu thoát vào một thế giới khác, đó là một hình chiếu ngược lại cho niềm khát khao sống của ông. Nhưng đến cuối đời, giọng thơ của ông trở nên thanh thoát, bình yên hơn. Ông đã chấp nhận trải qua những khổ đau trên trần thế, để rồi về với cõi vĩnh hằng. Biểu tượng của “trăng”, “hồn” và “máu” đã trở thành những biểu tượng nghệ thuật bất biến, xuất hiện liên tục và liên kết trong thơ Hàn Mặc Tử.

Thơ của ông được viết bằng ngôn ngữ Việt Nam thuần túy, được sử dụng một cách sáng tạo và đạt đến một trình độ rất cao, vừa mới mẻ nhưng cũng rất Việt Nam. Mỗi bài thơ của ông đều có cấu trúc chặt chẽ, vận dụng rất trôi chảy và rất mãnh liệt.

Những nhận định về Hàn Mặc Tử:

Hàn Mặc Tử là một nhà thơ với phong cách nghệ thuật độc đáo. Đây cũng là nhà thơ thường xuyên được nhắc đến trong diễn đàn văn học Việt Nam. Dưới đây là những nhận định của độc tác, đồng nghiệp về Hàn Mặc Tử và phong cách thơ ca của ông.

“Theo tôi thơ đời Hàn Mặc Tử sẽ còn lại nhiều. Ông là người rất có tài, đóng góp xứng đáng vào Thơ mới” – Theo nhà thơ Huy Cận

“Một nguồn thơ rào rạt và lạ lùng và Vườn thơ Hàn rộng không bờ không bến càng đi xa càng ớn lạnh” – Trích lời Nhà phê bình văn học Hoài Thanh

“Hàn Mặc Tử có khoảng bảy bài hay, trong đó có bốn bài đạt đến độ toàn bích. Còn lại là những câu thơ thiên tài. Những câu thơ này, phi Hàn Mặc Tử, không ai có thể viết nổi. Tiếc là những câu thơ ấy lại nằm trong những bài thơ còn rất nhiều xộc xệch”. – Nhà thơ Trần Đăng Khoa

“Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình. Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kỳ này, chút gì đáng kể đó là Hàn Mạc Tử”. – Nhà thơ Chế Lan Viên

Tượng cụ Nguyễn Đình Chiểu tại Di tích Quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu. Ảnh: Ngọc Thạch

Năm Quý Mão (1843), tại trường thi Hương Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu đỗ Tú tài và được một nhà nho hứa gả con gái cho ông. Năm 1846, Nguyễn Đình Chiểu ra Huế học để chờ khoa thi Kỷ Dậu (1849). Nhưng khi nghe tin mẹ mất (1848) tại Gia Định, là con trưởng trong gia đình, không thể ở lại Huế chờ khoa thi, đầu năm 1849, Nguyễn Đình Chiểu trở về quê chịu tang mẹ. Trên đường trở về một phần vì thương khóc mẹ, phần vì vất vả do thời tiết thất thường, Nguyễn Đình Chiểu bị ốm nặng khi đến Quảng Nam. Trong thời gian chữa bệnh tại nhà một thầy thuốc dòng dõi ngự y, Nguyễn Đình Chiểu đã học được nghề thuốc; đáng tiếc dù bệnh tình đã khỏi nhưng để lại di chứng khiến Nguyễn Đình Chiểu mù cả hai mắt khi tuổi đời còn rất trẻ.

Bị tật nguyền, đường công danh dang dở, hôn thê bội ước, nhưng Nguyễn Đình Chiểu không chịu khuất phục trước số phận. Sau khi mãn tang mẹ, với vốn kiến thức sẵn có từ y học đến Nho giáo ([1]), Nguyễn Đình Chiểu mở trường dạy học ở Bình Vi (Gia Định), tiếp tục nghiên cứu nghề làm thuốc, bốc thuốc chữa bệnh cho dân. Trong khoảng thời gian này, Nguyễn Đình Chiểu bắt đầu sáng tác thơ văn và tiếng thơ của ông vang khắp Lục tỉnh với truyện Lục Vân Tiên nổi tiếng - Một tác phẩm mang tính chất tự truyện của tác giả. Rất mến phục và thông cảm sâu sắc với cảnh ngộ của thầy, một người học trò của Nguyễn Đình Chiểu là Lê Tăng Quýnh làng Thanh Ba, Cần Giuộc đã xin với gia đình gả em gái thứ năm là Lê Thị Điền cho người thầy của mình.

Du khách tham quan và thắp hương khu mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu. Ảnh: Ánh Nguyệt

Năm 1859, sau khi Pháp đánh chiếm thành Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu về quê vợ tại làng Thanh Ba (Cần Giuộc). Tại đây, Nguyễn Đình Chiểu gắn bó với nghĩa quân yêu nước, ông thường xuyên thư từ liên lạc với những người lãnh đạo nghĩa quân. Thời gian ở Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã hoàn thành tác phẩm Dương Từ - Hà Mậu. Và cũng trong thời gian này, ông đã viết bài văn tế nổi tiếng “Tế Cần Giuộc sĩ dân trận vong văn” (tức “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”). Ngày 14-12-1861, quân Pháp đánh chiếm Cần Giuộc, Tân An, Gò Công.

Năm 1862, triều đình nhà Nguyễn nhu nhược ký hiệp ước nhượng ba tỉnh miền Đông Nam kỳ và đảo Côn Lôn cho Pháp. Là một trong những người khởi xướng phong trào “tị địa” bất hợp tác và không sống trong vùng đất Pháp chiếm, Nguyễn Đình Chiểu cùng gia quyến rời Cần Giuộc về Ba Tri, Bến Tre và sống ở đây cho đến cuối đời. Trong thời gian sống ở Ba Tri, Nguyễn Đình Chiểu cùng với Phan Văn Trị, Huỳnh Mẫn Đạt… sáng tác thơ văn hiệu triệu anh hùng nghĩa sĩ đứng lên cứu nước và vạch mặt sự xấu xa của bọn nho sĩ đầu hàng giặc như Tôn Thọ Tường.

Biết Nguyễn Đình Chiểu có uy tín lớn trong nhân dân nên Chánh tham biện Bến Tre Michel Ponchon (Misen Pông-sông) tìm mọi cách mua chuộc ông. Nhưng Nguyễn Đình Chiểu một mực cự tuyệt và khi hắn nêu ý định trả đất cho ông, ông thẳng thừng trả lời: “Đất vua không ai trả thì đất riêng của tôi có sá gì”. Câu nói ấy là bằng chứng xác thực nhất về phẩm chất yêu nước, thanh cao, không màng danh lợi của nhà văn hóa lớn Nguyễn Đình Chiểu.

Trưng bày sách về cuộc đời và sự nghiệp cụ Nguyễn Đình Chiểu tại Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, TP. Bến Tre. Ảnh:  Ánh Nguyệt

Năm 1886, vợ ông là bà Lê Thị Điền mất. Nỗi đau thêm chồng chất, bệnh tình Nguyễn Đình Chiểu ngày càng trầm trọng. Trong những ngày cuối đời, ông sống trong cảnh nghèo thanh bạch với sự yêu thương đùm bọc của nhân dân. Ngày 3-7-1888 (tức ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý) Nguyễn Đình Chiểu qua đời trong một căn nhà nhỏ tại làng An Bình Đông (gần chợ Ba Tri, thuộc Thị trấn Ba Tri ngày nay), thọ 66 tuổi. Nhân dân, bạn bè, học trò và con cháu đưa tang ông rất đông, khăn tang trắng cả cánh đồng An Bình Đông (nay là An Đức) nơi ông yên nghỉ cuối cùng.

Nguyễn Đình Chiểu đã sống một cuộc đời theo đạo nghĩa, trong biến loạn vẫn giữ được phẩm cách thanh cao. Ông không chỉ là người con có hiếu, người thầy giáo, thầy thuốc mẫu mực, ông còn là nhà thơ yêu nước điển hình, có quan niệm văn chương nhất quán, dùng văn chương biểu hiện đạo lý và chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa. Mỗi vần thơ đều ngụ ý khen chê công bằng, rạch ròi và bộc lộ một tấm lòng thương dân, yêu nước.